Hình học lớp 7

Cuồng Sơn Tùng M-tp

Bài tập Toángiúp mk vs m.n

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 7 2017 lúc 6:59

4/ Ta có hình vẽ:

A B C M E F I

1/ Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AB = AC (GT)

góc BAM = góc CAM (AM là pg góc BAC)

AM: cạnh chung

=> tam giác ABM = tam giác ACM.

2/ Ta có: AB = AC (GT)

=> tam giác ABC cân tại A

Mà AM là phân giác của góc A

=> AM cũng là trung tuyến của tam giác ABC

=> BM = MC.

Xét hai tam giác vuông BEM và CFM có:

BM = MC (cmt)

góc EBM = góc FCM (tam giác ABC cân tại A)

=> tam giác BEM = tam giác CFM.

=> ME = MF (hai cạnh t/ư).

3/ Ta có: AC // BI (GT)

hay FC // BI.

=> góc FCM = góc IBM (so le trong)

Xét tam giác FCM và tam giác IBM có:

góc FCM = góc IBM (cmt)

BM = MC (cmt)

góc CMF = góc BMI (đối đỉnh)

=> tam giác FCM = tam giác IBM.

=> CF = BI.

Ta có: tam giác BEM = tam giác CFM.

=> BE = CF.

Ta có: BI = CF; BE = CF (cmt)

=> BE = BI (t/c bắc cầu).

4/ Ta có: tam giác FCM = tam giác IBM (cmt)

=> MF = MI (hai cạnh t/ư)

Mà ME = MF (cmt)

=> ME = MF = MI

=> 2.ME = MF + MI = IF

=> ME = IF / 2.

---> đpcm.

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 7 2017 lúc 7:41

5/ Ta có hình vẽ:

A B C D M N O

a/ Ta có: AD // BC

=> góc DAC = góc ACB (slt)

Ta có: AB // CD

=> góc BAC = góc ACD (slt)

Xét tam giác BAC và tam giác DAC có:

góc DAC = góc ACB (cmt)

AC: cạnh chung

góc BAC = góc ACD (cmt)

=> tam giác BAC = tam giác DAC.

=> AD = BC và AB = DC

(hai cạnh tương ứng)

b/ Ta có: AD = BC (cmt)

Mà M; N lần lượt là trung điểm của AD và BC

=> AM = MD = BN = NC

hay AM = CN.

c/ Xét tam giác ADO và tam giác CBO có:

AD = BC (cmt)

góc DAC = góc ACB (AD // BC)

góc ADB = góc DBC (AD // BC)

=> tam giác ADO = tam giác CBO

=> OA = OC và OB = OD

(hai cạnh t/ư)

d/ Xét tam giác AOM và tam giác CON có:

AM = CN (Cmt)

góc MAO = góc OCN (cmt)

OA = OC (cmt)

=> tam giác AOM = tam giác CON

=> góc AOM = góc CON.

Ta có: góc AOM + góc MOC = 1800 (kề bù)

=> góc CON + góc MOC = 1800

=> góc MON = 1800

hay M;O;N thẳng hàng.

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 7 2017 lúc 8:03

6/ Ta có hình vẽ:

x O y z A B I M C D

a/ Ta có: Oz là phân giác góc xOy

=> góc xOz = góc zOy = 1/2 . góc xOy = 1/2 .600 = 300

Vậy góc zOy = 300

b/ Xét tam giác OIA và tam giác OIB có:

OI: cạnh chung

góc AOI = góc BOI (GT)

OA = OB (GT)

=> tam giác OIA = tam giác OIB.

c/ Ta có: tam giác OIA = tam giác OIB (cmt)

=> góc OIA = góc OIB (hai góc t/ư)

Mà góc OIA + góc OIB = 1800 (kề bù)

=> góc OIA = góc OIB = 1800 / 2 = 900

Vậy OI vuông góc với AB.

d/ Xét tam giác AOM và tam giác BOM có:

OA = OB (GT)

góc AOM = góc BOM (GT)

OM: cạnh chung

=> tam giác AOM = tam giác BOM.

=> MA = MB (hai cạnh t/ư)

e/ Ta có: tam giác OIA = tam giác OIB (cmt)

=> góc OAI = góc OBI (hai góc t/ư)

Ta có: AB // CD

=> góc OAI = góc OCM (đồng vị)

và góc OBI = góc ODM (đồng vị)

Mà góc OAI = góc OBI

=> góc OCM = góc ODM

=> tam giác OCD cân tại O

=> OC = OD.

Mà OA = OB.

=> OC - OA = OD - OB

hay AC = BD.

Trương Hồng Hạnh
15 tháng 7 2017 lúc 21:01

Mai mk giúp nhé; giờ mình đang rất bận.

Sorry!

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 7 2017 lúc 7:10

4/ Ta có hình vẽ:

A B C D E K

a/ Ta có: tam giác ABC vuông tại A

=> góc B + góc C = 900

hay 500 + góc C = 900

=> góc C = 900 - 500 = 400.

b/ Xét tam giác ABD và tam giác EBD có:

BA = BE (GT)

góc ABD = góc EBD (GT)

BD: cạnh chung

=> tam giác ABD = tam giác EBD.

c/ Ta có: tam giác ABD = tam giác EBD (cmt)

=> góc BAD = góc BED = 900

Vậy DE vuông góc với BC.

d/ Xét hai tam giác vuông DAK và DEC có:

góc ADK = góc EDC (đối đỉnh)

AD = ED (tam giác ABD = tam giác EBD)

=> tam giác DAK = tam giác DEC.

=> DK = DC và AK = EC

(hai cạnh t/ư)

e/ Ta có: CA và KE là các đường cao của tam giác BKC.

Mà CA cắt KE tại D

=> D là trực tâm của tam giác

=> BD là đường cao còn lại của tam giác BKC

=> BD vuông góc với CK.

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 7 2017 lúc 7:24

4/ Ta có hình vẽ:

A B C D E H

a/ Xét tam giác ABD và tam giác EBD có:

BA = BE (GT)

góc ABD = góc EBD (BD là phân giác góc B)

BD: cạnh chung

=> tam giác ABD = tam giác EBD.

b/ Ta có: tam giác ABD = tam giác EBD (cmt)

=> góc BAD = góc BED = 900.

Vậy góc BED là góc vuông.

c/ Ta có: BED là góc vuông

=> DE vuông góc với BC

Ta lại có: AH vuông góc với BC (GT)

=> AH // DE.

Xét tam giác DEC vuông tại E có:

góc DCE + góc CDE = 900

hay góc ACH + góc CDE = 900

Ta có: góc BAH + góc HAC = 900 (gt)

Mà AH // DE => góc CDE = góc HAC (đồng vị)

==> góc BAH = góc ACH.

d/ Ta có: tam giác ABD = tam giác EBD.

=> AD = ED (hai cạnh t/ư)

Ta có: AB = EB (GT); AD = ED (cmt)

==> DB là trung trực của đoạn thẳng AE.


Các câu hỏi tương tự
Minh Thư (BKTT)
Xem chi tiết
Minh Thư (BKTT)
Xem chi tiết
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
Lê Huyền Linh
Xem chi tiết
Sakura
Xem chi tiết
Chibi Trần
Xem chi tiết
Sakura
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Gia Linh
Xem chi tiết