trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở
nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến
miền xuôi, ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên
chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà
mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công
nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần
vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,…
Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng
nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh, Tinh
thần yêu nước của nhân dân ta) Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết: a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn. b) Biện pháp liệt kê đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn
văn trên. Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy trong đoạn văn đối với việc chứng
minh luận điểm cơ bản của bài văn: “Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta“. c) Giữa hai vế được liên kết theo mô hình “từ… đến…”
ở đoạn văn trên có những mối quan hệ như thế nào? d) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình “từ…
đến…”. Đề 7: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng
hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt
câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt
tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn
hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. (Đặng Thai Mai, Sự
giàu đẹp của tiếng Việt) Đọc đoạn văn trên và cho biết: a) Câu văn nào nêu luận điểm và những câu nào làm nhiệm vụ
giải thích luận điểm ấy? b) Tác giả đã giải thích thế nào về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt? Hai phẩm chất ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
Đề 6:
a) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đúng với tổ tiên ta ngày trước. *
- Câu kết đoạn:
Những cử chỉ cao quý đó {...} lòng nồng nàn yêu nước.
b) Biện pháp liệt kê đã chứng minh rõ luận điểm cơ bản
- Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”
- Nêu quan hệ uTừ... đến " để nói rõ khái niệm “truyền thống”
a) Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước vù cưâp nước.
b) Viết đoạn văn có dùng ba lần mô hình “Từ.... đến "
Từ phong trào quyên góp những cuốn sách giáo khoa cho đến việc đóng thùng những bộ quần áo không còn dùng để gửi.
Cấu tạo của cụm c - V này là một câu bị động nhằm đối lập với tinh thần yêu nước “sôi nổi” một cách chủ động.
Các bạn nhỏ ở những vùng xưa kia là căn cứ địa cách mạng, từ những việc thăm nom chăm sóc cho đến xây dựng những căn nhà tình nghĩa với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ những cuộc hành hương về nguồn đến việc tìm hiểu lịch sử ở nơi địa đạo Củ Chi... Tất cả đó là những biểu hiện của lòng biết ơn theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.
Đề 7:
a) - Câu văn thứ nhất nêu luận điểm:
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
- Hai câu sau làm nhiệm vụ giải thích cho luận điểm. Chúng mở đầu bằng:
Nói thế có nghĩa là nói rằng
Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng
b) Khái niệm đẹp của tiếng Việt được tác giả lưu ý:
+ Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
+ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu khái niệm hay của tiếng Việt.
+ Có đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam
+ Nó thỏa mãn cho yêu cầu của đời sông văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
- Thực ra, tác giả không có ý định phân biệt rạch ròi cái đẹp, cái hay mà chỉ nhấn mạnh hai phương diện ấy.
- Cái đẹp và hay của ngôn ngữ tiếng Việt có quan hệ qua lại với nhau. Đã đẹp là phải hay và ngược lại. Cái đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu.
- Cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm phản ánh đời sống phong phú tinh tế, chính xác.