HẠT GẠO LÀNG TA
| Hạt gạo làng ta |
|
( Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999) |
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong khổ đầu bài thơ tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ẩn dụ
D. So sánh, Điệp ngữ, Ẩn dụ.
Câu 3: Xác định cách gieo vần trong khổ thơ thứ 2?
A. Vần chân
B. Vẫn lưng
C. Vẫn hỗn hợp
D. Vần giãn cách
Câu 4: Hai hình ảnh trái ngược trong hai câu thơ “Cua ngoi lên bờ- Mẹ em xuống cấy” có tác dụng gì?
A. Phản ánh sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
B. Sự dũng cảm của mẹ trong lao động sản xuất để làm nên hạt gạo.
C. Nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa lặn lội trên ruộng đồng để làm nên hạt gạo.
D. Ca ngợi sức mạnh của con người trong việc chế ngự thiên nhiên để làm nên hạt gạo.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm gì?
A. Quý trọng hạt gạo; biết ơn những người nông dân
B. Quý trọng hạt gạo
C. Quý trọng người nông dân
D. Thể hiện tình yêu thương mẹ
Câu 6: Trong bài thơ từ ‘’tiền tuyến” có nghĩa là gì ?
A. Tiền tuyến là quân đội
B. Tiền tuyến là nơi trực tiếp chiến đấu giữa hai lực lượng quân đội trong chiến tranh.
C. Tiền tuyến là nơi sản xuất cung cấp lương thực thực phẩm
D. Tiền tuyến là nơi chứa vũ khí đạn dược
Câu 7: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là " hạt vàng"?
A. Vì hạt gạo có giá trị rất cao.
B. Hạt gạo nhỏ như những hạt vàng.
C. Vì hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của bao người đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
D. Hạt gạo từ hạt thóc có màu vàng nên quý giống vàng.
Câu 8. Ý nghĩa của hình ảnh thơ:
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng”
A. Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng
B. Làm nổi bật vẻ đẹp của những cây lúa
C. Nhấn mạnh sự tàn khốc của chiến tranh.
D. Làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên tai
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ”.
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta, 1969- Trần Đăng Khoa)
phân tích bài hạt gạo làng ta bằng một đoạn văn ngắn
(Mình đang cần gấp lắm rồi)
Giúp mình giải các câu hỏi này nhé bài Bạn Đến Chơi Nhà 1. Xác định phương thức biểu đạt chính 2. Tìm đại từ trong câu thơ "đã bấy lâu nay bác tới nhà"và cho biết Đại Từ đó được dùng để làm gì. 3. Qua bài thơ trên em hãy cho biết hoàn cảnh của tác giả khi bạn đến chơi nhà như thế nào. Tác giả có dụng ý gì khi cố tình tạo ra một tình huống đặc biệt như thế.
Giúp mình làm bài này với dựa theo dàn ý nhé
đề bài: biểu cảm về tác phẩm bạn đến chơi nhà
Bài “Bạn đến chơi nhà”
I. Mở bài
- Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương
- “Bạn đến chơi nhà ” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7.
- Bài thơ là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm.
II. Thân bài
a. Cảm nhận chung về tác phẩm.
- Lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây ta với ta” .
- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật .
- Giọng thơ hóm hỉnh , bố cục sáng tạo , không theo luật thể hiện tình bạn đậm đà , thấm thiết , vượt lên trên mọi giá trị của vật chất
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật bài thơ theo bố cục:
Câu 1 :
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
- Câu thơ là một lời chào hỏi hồ hởi , thân tình .
- “Đã bấy lâu nay”: thông báo về sự xa cách lâu ngày
- “Bác tới nhà”: niềm vui hân hoan, mừng rỡ.
à Ngôn ngữ thơ bình dị , tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát ra tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.
Câu 2 -> 7: Sáu câu tiếp theo từ câu hai đến câu bảy, thơ chuyển giọng: từ vui sang kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình:
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có”
- Hiếu khách là tập tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Bạn đến thì phải tiếp đón đàng hoàng.
- Tấm lòng mến khách là vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Thế nhưng “Trẻ thời đi vắng, chợ thì xa”. Câu thơ dựng lên một tình huống oái oăm. Lời phân bua kéo dài từ câu hai đến câu bảy, ta nhận thấy có chút lúng túng, áy náy, vừa tế nhị, vừa dí dỏm để thanh minh cho cảnh sống giản dị, thanh bần của nhà thơ.
- Sáu câu thơ đầu không một từ Hán Việt, không một hình thức ước lệ mà ý thơ vẫn đẹp như một bức tranh đầy màu sắc (nước biếc, hàng giậu thưa, mùa xanh của cây lá, màu vàng của hoa mướp).
- Câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu không có” phải chăng cách nói cường điệu của nhà thơ để tạo một nét duyên, đáng yêu làm nền cho phần kết.
- Nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu con người không bi quan, than thở, trái lại vẫn bình thản để giải bày, tìm sự cảm thông chia sẻ.
Câu cuối : Thấm thía , trân trọng biết bao trước tình bạn thắm thiết của nhà thơ :
“Bác đến chơi đây, ta với ta”
- Âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào . Câu cuối bài thơ đã khẳng định một giá trị chân lí cao đẹp: Tình bạn chân thành vượt qua tất cả.
- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
- Về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau.
- Đại từ “ta” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ: một cái tôi riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cô đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa.
- “Ta” trong thơ Nguyễn Khuyến tuy một âm nhưng lại nói về hai người: nhà thơ và bạn. Nói về hai người nhưng qua một đại từ nhân xưng, cụ Yên Đỗ muốn ca ngợi tình bạn gắn bó, thân mật tưởng không thể tách rời chia đôi.
- Rõ ràng tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa . Qua đó , Nguyễn Khuyến đã cho em them những nhận thức sâu sắc : tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá hơn mọi thứ mâm cao cỗ đầy và hình dung rõ hơn nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài .
III. Kết bài
- “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ hay về tình bạn. Lời thơ thuần Việt giản dị trong sáng, dễ hiểu và dễ thuộc.
- Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tình người cao hơn của cải.
- Bài thơ tạo một dấu ấn không quên trong lòng tôi và vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay.
Câu 1.Phân tích ý nghĩa của cụm từ" ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.(5đ)
Câu 2.Bài thơ" Bánh trôi nước" được hiểu làm mấy nghĩa? Nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ?Vì sao?(5đ)
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ở trắng hồng tuổi thơ”.
Câu 1: (1,5 điểm): Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1,0 điểm): Tìm hai từ trái nghĩa với từ “thân thuộc” có trong đoạn
thơ
Câu 3: (2,5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) nêu cảm
nhận của mình về nghệ thuật, nội dung được gợi ra từ đoạn thơ trên. Trong
đoạn có sử dụng từ đồng nghĩa ( gạch chân, chú thích rõ.)
Phần II: (5,0 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Nêu cảm nghĩ về một món ăn truyền thống của Hà Nội mà em
thích.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ mà em đã học trong chương
trình Ngữ văn 7 học kì 1.
giúp mình trước câu 2 và câu 3 phần 1 nha ^^
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ở trắng hồng tuổi thơ”.
Câu 1: (1,5 điểm): Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1,0 điểm): Tìm hai từ trái nghĩa với từ “thân thuộc” có trong đoạn
thơ
Câu 3: (2,5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) nêu cảm
nhận của mình về nghệ thuật, nội dung được gợi ra từ đoạn thơ trên. Trong
đoạn có sử dụng từ đồng nghĩa ( gạch chân, chú thích rõ.)
Phần II: (5,0 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Nêu cảm nghĩ về một món ăn truyền thống của Hà Nội mà em
thích.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ mà em đã học trong chương
trình Ngữ văn 7 học kì 1.
giúp mình trước câu 2 và câu 3 phần 1 nha ^^
Mọi người ơi giúp mình với mình cần gấp:( -Cho đoạn thơ sau Cháu chiến đấy hnay Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. a) Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn thơ trên ? b) Chỉ ra biện pháp nghê thuật được tác giả sử dụng và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? c) Nêu ND chính của đoạn thơ trên