65/ a/ Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACK có:
AB = AC (tam giác ABC cân)
góc A: chung
=> tam giác ABH = tam giác ACK (cạnh huyền góc nhọn)
=> AH = AK (2 cạnh tương ứng)
b/ Ta có: tam giác ABH = tam giác ACK
=> góc ABH = góc ACK (2 góc tương ứng) (1)
Ta có: tam giác ABC cân => góc B = góc C (tính chất của tam giác cân) (2)
Từ (1),(2) => góc IBC = góc ICB
=> tam giác IBC cân
=> IB = IC (2 cạnh tương ứng)
Xét tam giác ABI và tam giác ACI có:
AB = AC (GT)
AI: chung
BI = CI (cmt)
=> tam giác ABI = tam giác ACI (c.c.c)
=> góc BAI = góc CAI (2 góc tương ứng)
Vậy AI là phân giác BAC (đpcm)
66/ Xét tam giác vuông ADM và tam giác vuông AEM có:
góc DAM = góc EAM (GT)
AM: chung
=> tam giác ADM = tam giác AEM (cạnh huyền góc nhọn)
Xét tam giác vuông DBM và tam giác ECM có:
BM = MC (GT)
DM = EM (tam giác ADM = tam giác AEM)
=> tam giác DBM = tam giác ECM (cạnh huyền góc nhọn)
Ta có: tam giác ADM = tam giác AEM
=> AD = AE (2 cạnh tương ứng) (1)
Ta có: tam giác DBM = tam giác ECM
=> DB = EC (2 cạnh tương ứng)
Từ (1), (2) => AD + DB = AE + EC
hay AB = AC
Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:
AB = AC (cmt)
BM = MC (GT)
AM: chung
=> tam giác ABM = tam giác ACM (c.c.c)
Hình bài 66 có trong sách, mk vẽ hình 65 thoy nha