Câu 1:
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Kết quả: - Tất cả có hơn 50 triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn tật; hàng ngàn thành phố và công trình văn hóa bị tiêu huỷ; rất nhiều tiền của dốc vào chiến tranh và các cơ sở sản xuất bị phá hoại không kể xiết. Đó là một tai họa ghê gớm mà bọn phát xít gây ra cho loài người.Câu 2:
* Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ I
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên:
+ Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
+ Anh – Bô ơ năm 1899 - 1902
+ Nga – Nhật năm 1904 – 1905
+ Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập nhau:
+ Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung vào năm 1882.
+ Khối Hiệp ước gồm Anh – Pháp – Nga vào năm 1907 → Cả hai khối đều ra sức chạy đua vũ trang nhằm tranh giành nhau làm bá chủ thế giới. Như vậy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
- Nguyên nhân trực tiếp( duyên cớ):
+ Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Sự kiện này châm ngòi cho cuộc chiến tranh.
- Kết cục của chiến tranh:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng 3 trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.
Câu 3:
So sánh cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 và 2 về nguyên nhân , tính chất , kết quả:
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
Khác nhau
- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô