§2. Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Giải và biện luận theo tham số m các phương trình sau :

a) \(\left|3x+2m\right|=x-m\)

b) \(\left|2x+m\right|=\left|x-2m+2\right|\)

c) \(mx^2+\left(2m-1\right)x+m-2=0\)

d) \(\dfrac{\sqrt{4x-2}}{2x-1}=m-1\)

ngonhuminh
14 tháng 4 2017 lúc 14:18

Lời giải

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\ge m\left(1\right)\\\left(3x+2m\right)^2=\left(x-m\right)^2\left(2\right)\end{matrix}\right.\)

(2)\(\Leftrightarrow9x^2+12xm+4m^2=x^2-2mx+m^2\)

\(\Leftrightarrow8x^2+14mx+3m^2=0\)

\(\Delta'_x=49m^2-24m^2=25m^2\ge0\forall m\) => (2) luôn có nghiệm với mợi m

\(x=\dfrac{5\left|m\right|-7m}{8}\) (3)

so sánh (3) với (1)

\(\dfrac{5\left|m\right|-7m}{8}\ge m\Leftrightarrow\left|m\right|\ge3m\)(4)

m <0 hiển nhiên đúng

xét khi m\(\ge\)0

\(\left(4\right)\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m\ge0\\m^2\ge9m^2\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow m\le0\)\(\Leftrightarrow m=0\)

Biện luận

(I)với m <0 có hai nghiệm

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-3m}{2}\\x_2=\dfrac{-m}{4}\end{matrix}\right.\)

(II) với m= 0 có nghiệm kép x=0

(III) m>0 vô nghiệm

 

 

Bùi Thị Vân
3 tháng 5 2017 lúc 14:10

b) \(\left|2x+m\right|=\left|x-2m+2\right|\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}2x+m=x-2m+2\left(1\right)\\2x+m=-\left(x-2m+2\right)\left(2\right)\end{matrix}\right.\)
Xét (1): \(2x+m=x-2m+2\Leftrightarrow x=-3m+2\).
Xét (2): \(2x+m=-\left(x-2m+2\right)\Leftrightarrow x=\dfrac{m-2}{3}\)
Biện luận:
Với mọi m phương trình đều có hai nghiệm:
\(x=-3m+2;x=\dfrac{m-2}{3}\).

Bùi Thị Vân
3 tháng 5 2017 lúc 14:42

c) \(mx^2+\left(2m-1\right)x+m-2=0\)
- Với m = 0 phương trình trở thành:
\(0.x^2+\left(2.0-1\right)x+0-2=0\)\(\Leftrightarrow-x-2=0\)\(\Leftrightarrow x=-2\)
- Xét \(m\ne0\)
\(\Delta=\left(2m-1\right)^2-4m.\left(m-2\right)=4m+1\)
Nếu \(4m+1>0\Leftrightarrow m>\dfrac{-1}{4}\) phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-\left(2m-1\right)+\sqrt{4m+1}}{2m}\);
\(x_2=\dfrac{-\left(2m-1\right)-\sqrt{4m+1}}{2m}\)
Nếu \(4m+1=0\Leftrightarrow m=\dfrac{-1}{4}\) phương trình có nghiệm kép:
\(x_1=x_2=\dfrac{-\left(2m-1\right)}{2m}=\dfrac{-\left(2.\dfrac{-1}{4}-1\right)}{2.\dfrac{-1}{4}}=-3\)
Nếu \(4m+1< 0\Leftrightarrow m< \dfrac{-1}{4}\) phương trình vô nghiệm.
Biện luận:
\(m=0\) phương trình có một nghiệm là x = -2.
\(m\ge\dfrac{-1}{4}\)\(m\ne0\) phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-\left(2m-1\right)+\sqrt{4m+1}}{2m}\); \(x_2=\dfrac{-\left(2m-1\right)-\sqrt{4m+1}}{2m}\)
\(m\le\dfrac{-1}{4}\) phương trình có nghiệm kép:\(x_1=x_2=3\)

Bùi Thị Vân
3 tháng 5 2017 lúc 15:09

d) Đkxđ: \(\left\{{}\begin{matrix}4x-2\ge0\\2x-1\ne0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\ge\dfrac{1}{2}\\x\ne\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x>\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{\sqrt{4x-2}}{2x-1}=m-1\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{2\left(2x-1\right)}}{2x-1}=m-1\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{2}}{\sqrt{2x-1}}=m-1\) \(\Leftrightarrow\sqrt{\dfrac{2}{2x-1}}=m-1\) (*)
Nếu \(m-1< 0\Leftrightarrow m< 1\) phương trình (*) vô nghiệm.
Nếu \(m-1\ge0\Leftrightarrow m\ge1\) bình phương hai vế của (*) ta được:
\(\dfrac{2}{2x-1}=\left(m-1\right)^2\Leftrightarrow\left(m-1\right)^2\left(2x-1\right)=2\)
\(\Leftrightarrow2x\left(m-1\right)^2=2+\left(m-1\right)^2\)
Với \(m=1\) pt \(\Leftrightarrow0=2\) (vô lý)
Với \(m>1\) pt \(\Leftrightarrow x=\dfrac{2+\left(m-1\right)^2}{2\left(m-1\right)^2}\)
Để \(x=\dfrac{2+\left(m-1\right)^2}{2\left(m-1\right)^2}\) là nghiệm của phương trình thì:
\(\dfrac{2+\left(m-1\right)^2}{2\left(m-1\right)^2}>\dfrac{1}{2}\Leftrightarrow\dfrac{2+\left(m-1\right)^2}{\left(m-1\right)^1}>1\) (luôn đúng)
Biện luận:
Với \(m\le1\) phương trình vô nghiệm.
Với \(m>1\) phương trình có duy nhất nghiệm là: \(x=\dfrac{2+\left(m-1\right)^2}{2\left(m-1\right)^2}\)


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Tam Nguyen
Xem chi tiết
Pun Cự Giải
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
HOC24
Xem chi tiết
oooloo
Xem chi tiết
Tam Cao Duc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết