Hãy cho biết chiều biến đổi tính kim loại, bản kính nguyên tử, tính phi kim, độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chu kỳ và nhóm A. Hướng dẫn: Vẽ bảng biến đổi với 2 góc là F và Fr
Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot
B. kim loại mạnh nhất là liti
C. phi kim mạnh nhất là flo
D. kim loại yếu nhất là xesi
chọn đáp án đúng và giải thích?
2)Cho nguyên tố A có Z = 16 và B có Z = 26. a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B trong hệ thống tuần hoàn(số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm, nhóm). b)A, B là kim loại hay phi kim ? Giải thích. 3)Cho ba nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng(n=3) tương ứng là : ns1 , ns2np1, ns2np5. a) Hãy xác định vị trí của A , M, X trong bảng HTTH. b)Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Chúng có thể hình thành ion nào ? Viết cấu hình electron của các ion đó. 4)Một nguyên tố X ở chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm VI. a)Lập luận để viết cấu hình electron của X. b)Nêu tên và tính thành phần % về khối lượng của X trong oxit cao nhất
Câu 45: Cho 2 nguyên tố A (Z = 11), B (Z = 16). Phát biểu sai là
A. Độ âm điện của A nhỏ hơn của B.
B. Bán kính nguyên tử của A lớn hơn của B.
C. Tính kim loại của A mạnh hơn của B.
D. Hiđroxit của A có tính bazơ yếu hơn của B.
Câu 50: X2-, Y-, Z+, T2+ là các ion có cấu hình electron giống cấu hình electron của Ar. Kết luận đúng là
A. Hidroxit tương ứng cuả T có lực Bazơ tương ứng của Z
B. Bán kính của cá nguyên tử tăng dần theo thứ tự RY < RX <RT<RZ
C. Hidroxit tương ứng với hoá trị cao nhất của X có lực axit mạnh hơn hidroxit tương ứng với hoá trị cao nhất của Y
D. Bán kính của các ion X2-, Y-, Z+, T2+ bằng nhau
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
Câu 52: X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm A. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Có các phát biểu sau:
(1) Số hạt mang điện trong hạt nhân Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân X là 8.
(2) Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.
(3) Tính kim loại của X mạnh hơn của Y.
(4) X có độ âm điện lớn hơn Y.
(5) X và Y đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
(6) Các ion tạo ra từ X và Y đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (5), (6). B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (4), (5), (6).
Hòa tan hoàn toàn 7,6g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl 0,2M. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định hai kim loại đó?
b. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch thu được?
Cho 3 nguyên tố X, Y, M thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. X, Y cùng một chu kì và thuộc hai nhóm liên tiếp. M, X thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tính kim loại: M > X > Y. Nguyên tử của nguyên tố X có 2 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 3s.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y, M.
b. Viết công thức hiđroxit ứng với oxit bậc cao nhất của Y.
Cho biết cấu hình e của 2 nguyên tố sau: (X):1s22s22p63s23p1; (Y): 1s22s22p63s23p5
a) Xác định nguyên tố (X) và (Y). Nguyên tố nào là kim loại? Là phi kim?Giải thích?
b) Hạt nhân nguyên tử (X) có 14 nơtron, hạt nhân nguyên tử (Y) có 18 nơtron. Viết ký hiệu các nguyên tử X, Y theo đúng tên nguyên tố
c) Viết phương trình phản ứng giữa X và Y