Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Quynh Nga

Giải thích phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4, thực vật mọng nước CAM đối với môi trường sông ở vùng nhiệt đới và hoang mạc

Lê Quynh Nga
31 tháng 10 2021 lúc 20:45

mong mọi người giúp mk vs ạ 

lạc lạc
31 tháng 10 2021 lúc 21:18

tham khảo

sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM chính là một trong những đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường sống, từ đó có thể giúp chúng tồn tại và phát triển, nếu không chúng sẽ bị đào thải theo quy luật của tự nhiên (thuyết Tiến hóa của Đác uyn). Sự thích nghi đó có thể được giải thích như sau : – Ở nhóm Thực vật C4 bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu…. Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch – Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp.

lạc lạc
31 tháng 10 2021 lúc 21:33

bài mk có tóm tắt quá ko


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Nhung
Xem chi tiết
Hờ
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hải
Xem chi tiết
NguyenLy
Xem chi tiết
A.Thư
Xem chi tiết
Đặng Nguyễn Trãi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Thanh Huyền
Xem chi tiết
Emi Hoàng
Xem chi tiết