Trẻ trồng na, già trồng chuối: là câu tục ngữ dân gian nói về kinh nghiệm gieo trồng. Theo kinh nghiệm dân gian thì na là loại cây chậm lớn, nếu chúng ta muốn có cây na to thì phải trồng từ lúc chúng ta còn rất trẻ. Còn chuối là loại cây lớn rất nhanh. Những người tuổi đã già trồng chuối vẫn có thể hưởng thụ thành quả lao động của mình.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần: Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã: “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong cùng một gia đình, cùng chung mối quan hệ huyết thống, còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung quan hệ huyết thống. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối lập “một-ao” rất khéo léo và tinh tế để khẳng định tính chất của câu tục ngữ. Mặc dù chỉ là một giọt máu đào bé nhỏ, ít ỏi nhưng nó vẫn quý hơn một ao nước lã. Những người có quan hệ họ hàng với nhau dù xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những người luôn ở gần chúng ta nhưng không có quan hậ họ hàng gì. Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Bầy là đàn là lũ. Ngựa chạy có bầy thì mới thi nhau chạy khoẻ. Chim cũng vậy, có bay với bầy bạn thì mới đua nhau bay cao. Câu này lấy vật ra làm thí dụ, ngụ ý khuyên người đời: làm việc gì cũng cần có bầy có bạn thì mới nô nức thi đua mà làm.
Con sâu bỏ rầu nồi canh: là câu tục ngữ chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.
Chúc bạn học tốt ^.^
1. Trẻ trồng na, già trồng chuối:
Chúng ta có thể hiểu hơn về câu nói “Trẻ trồng Na, già trồng Chuối” như sau: Cây Na nếu trồng bằng hột giống đến 4-5 năm mới cho trái, thời gian thu hoạch khá là lâu. Người trẻ trồng là thích hợp nhất, còn Cây Chuối trồng chưa đến 1 năm đã thu hoạch, người già có thể thu hoạch ngay.
2. Bán anh em xa, mua láng giềng gần:
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
3. Một giọt máu đào hơn ao nước lã:
Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống trong gia đình, đề cao việc đoàn kết giữa các thành viên. Đồng thời qua câu tục ngữ chúng ta cần phải biết giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam vì theo truyền thống dân gian mỗi người dân Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng cùng chung tổ tiên vì vậy cần phải biết yêu thương đồng loại cùng nhau phát triển giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
4. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn:
Sống thì phải có bạn bè,gia dình và người thân,và khi làm 1 việc gì trong cong việc cũng như trong cuộc sống,luôn cần có ai đó cùng ta chia sẽ,1 người không thể thành công khi chì có 1 mình.
5. Con sâu bỏ rầu nồi canh
Chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.