- Khác với chương trình khai thác lần một thực dân Pháp chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách giáo dục Pháp - Việt toàn diện trên đất nước Việt Nam.
Thời Pháp thuộc, mục đích tổ chức giáo dục của chúng là :
-Chính sách giáo dục của thực dân Pháp nhằm tạo ra một đội ngũ nhân công lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, trình độ ngoại ngữ nói và nghe được tiếng Pháp để phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam
-Từ việc đưa nền giáo dục Pháp – Việt được áp dụng trên ba miền Bắc, Trung, Nam mà đối tượng chính là các thế hệ trẻ với âm mưu từng bước xóa bỏ những ảnh hưởng còn sót lại từ các sĩ phu yêu nước một lòng chống thực dân Pháp được lưu truyền và gìn giữ qua hàng bao thế hệ. Xóa bỏ đi những rào cản, những thành lũy kiên cố của nền Hán học đã tồn tại từ hàng nghìn năm lịch sử trong lòng của mỗi người con đất Việt. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền thực dân Pháp được ung dung tự do truyền bá văn hóa Pháp cũng như các nền văn hóa phương Tây mà không bị một thế lực nào, hệ tư tưởng nào chống lại
- Bằng việc ban hành chính sách dạy tiếng Pháp, truyền bá những tư tuởng, nền văn minh Pháp tại Việt Nam, chính quyền Pháp muốn tạo ra một tầng lớp thanh niên trẻ luôn có tư tưởng sợ Pháp và luôn trong tư thế phục tùng Pháp ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì. Đồng thời chính nền giáo dục Pháp – Việt này đã trực tiếp trở thành bức tường ngăn cản hoặc làm hạn chế những luồng tư tưởng của nhiều thanh niên yêu nước tại Việt Nam có tinh thần du học sang các quốc gia tiến bộ trên thế giới với thủ đoạn ngăn chặn từ xa những luồng tư tưởng tiến bộ, tư tưởng cộng sản và ảnh hưởng từ tinh thần đấu tranh của phong trào vô sản đang phát triển mạnh mẽ tại các nước Mỹ – La Tinh
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề bành trướng và tìm kiếm thị trường để phục vụ cho sự lớn mạnh của chính quốc vẫn đang diễn ra ngày càng mạnh và phức tạp khôn lường, đặc biệt là nước Đức – nước đi đầu trong việc đẩy mạnh tuyên truyền bành trướng thuộc địa ở các nước Đông Dương
=> Giáo dục chỉ để phục vụ cho giai cấp thống trị (Pháp) ; một số nội dung học tập bị xuyên tạt
-Còn tổ chức giáo dục ngày nay là để học sinh học tập tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển đất nước ta ngày càng giàu đẹp, vững mạnh