Bài 60: Động vật quý hiếm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phúc Thịnh

Em nghĩ sao về tình trạng khai thác quá mức dộng vật hoang dã hiện nay?

Nguyen
30 tháng 4 2019 lúc 10:35

Số lượng các loài động vật có xương sống được theo dõi trên toàn cầu đã giảm trung bình lên tới 60% trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2014.

Tác nhân hàng đầu được xác định dẫn đến sự sụt giảm đáng báo động nêu trên chính là sự tận diệt của con người thông qua các hành động như khai thác quá mức động vật hoang dã, đánh bắt theo kiểu tận diệt và vấn nạn săn trộm.

Trong hơn 40 năm, từ 1970 – 2014, động vật hoang dã toàn cầu đã sụt giảm số lượng tới 60%.

“Các chỉ số khoa học cho chúng ta thấy một tương lai khó tưởng tượng khi rừng, đại dương và sông của chúng ta đang chịu đựng sự tàn phá bởi chính chúng ta. Số lượng động vật hoang dã toàn cầu đang bị thu hẹp nghiêm trọng. Chúng ta đã và đang phá hoại môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học”, Marco Lambertini, Tổng giám đốc của WWF International cho biết

Báo cáo đã chỉ rõ, các nhà khoa học đã theo dõi 16,704 quần thể khác nhau với hơn 4.000 loài động vật có xương sống từ năm 1970 đến 2014. Trên tất cả các quần thể này, trung bình, mỗi loài giảm 60% số lượng cá thể. Một số quần thể nhỏ hơn về mặt lý thuyết có thể sụt giảm 90% số lượng cá thể.

Thậm chí, ngay cả khi hầu hết các quần thể động vật hoang dã lớn hơn chỉ giảm một tỷ lệ nhỏ, những tổn thất lớn của các quần thể nhỏ hơn sẽ làm tăng tổng số trung bình động vật hoang dã biến mất trong 4 thập kỷ qua.

Động vật hoang dã ở vùng nước ngọt giảm đáng kể nhất, với mức giảm số lượng trung bình 83% kể từ năm 1970. Vùng nhiệt đới cũng nằm trong số các hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề, với khu vực Nam và Trung Mỹ giảm số lượng trung bình lên tới 89%.

Với những chỉ số làm cả thế giới giật mình, WWF hi vọng báo cáo này sẽ cung cấp những số liệu cần thiết để 196 quốc gia tham gia Hội nghị Khoa học Đa dạng sinh học quốc tế sắp tới xem xét đến việc chung tay tiến đến một thỏa thuận toàn cầu nhằm tìm các biện pháp cứu lấy thế giới tự nhiên.

So Yummy
30 tháng 4 2019 lúc 14:20

Sự suy giảm của các loài động vật trong 50 năm qua là đáng kể, trong đó con người là nguyên nhân chính khiến số lượng các loài linh trưởng và các loài thuộc họ Mèo suy giảm nghiêm trọng trong 50 năm qua. Động vật đã giảm hơn 1 nửa từ năm 1970, tới năm 2020, lượng động vật hoang dã chỉ còn có hơn 1/3 so với hồi năm 1970 với tốc độ suy giảm đang nằm ở mức 2% mỗi năm và không có dấu hiệu chậm đi. Trong khi số lượng trung bình động vật hoang dã đang ngày càng suy giảm nhưng vẫn có những loài thuộc một số điều kiện sống có sự tăng trưởng về quần thể. Một số loài có vú sống trên đồng cỏ ở Châu Phi đã có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2004 nhờ vào nỗ lực bảo tồn. Dù vậy, số lượng chim tại đây vẫn tiếp tục giảm.

Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài động vật có vú, chim, cá, động vật lưỡng cư và bò sát trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy tính tới 2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58% so với hồi năm 1970 với mức giảm bình quân là 2%. Không hề có dấu hiệu chậm lại của sự suy giảm và do đó, tới năm 2020, các quần thể động vật có xương sống có thể sẽ giảm 67%.

Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các động vật có xương sống, số lượng của chúng có thể sẽ giảm đến 2/3 vào năm 2020, đặc biệt là những loài sống trong ao hồ, sông ngòi và vùng đất ngập nước. So với năm 1970, số lượng các loài động vật có vú, chim, cá và bò sát biển đã bị giảm 49%, trong số các loài bị suy giảm dân số, cá ngừ và cá thu là hai loài cá được con người ăn nhiều đã giảm đến 74%. Hải sâm cũng suy giảm đáng kể về số lượng trong vài năm qua, đặc biệt tại Galapagos (giảm đến 98%) và Biển Đỏ (giảm 94%).

Nhiều loài như voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt, loài voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt. Tương tự, loài sói bờm ở Brazil cũng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do khai thác đất canh tác hay loài lươn châu Âu cũng sắp biến mất do bệnh dịch, nạn đánh bắt quá mức và sự thay đổi môi trường sống.

Về tổng thể, số lượng những loài sống trên cạn vốn phân bổ từ đồng cỏ cho tới rừng rậm đã bị suy giảm 2/5 tính từ năm 1970. Tệ hơn, những loài động vật nước ngọt bị giảm tới 4/5 chỉ trong giai đoạn 1970-2012. Quần thể sinh vật ở những vùng ngập nước có sự tăng nhẹ từ năm 2005 và sinh vật biển có sự ổn định về số lượng từ năm 1988. Tuy rằng rằng vẫn còn thực trạng đánh bắt khai thác quá mức đe dọa tới số lượng sinh vật biển. sự thu hẹp môi trường sống của các sinh vật biển, nơi cung cấp thức ăn cho các loài.

Côn trùng là lớp động vật có số lượng đông nhất, có mặt hầu khắp trái đất ước tính có thể có đến 30 triệu loài côn trùng nhưng chính sự đông đảo này lại là một trong những nguy nhân gây suy giảm số lượng côn trùng đáng báo động, nếu có khoảng 50.000 loài cây nhiệt đới, và mỗi cây có 163 loài côn trùng đặc thù sinh sống, nhân lên có thể đến 8 triệu loài, hầu hết thuộc họ cánh cứng sống trong những vòm cây.

Sự biến mất của chúng là nguyên nhân gây suy giảm số lượng ở nhiều loài khác, như chim chóc (số lượng chim trên các cánh đồng nước Anh đã giảm đi phân nửa từ năm 1970), gà so xám (sống nhờ ăn côn trùng) hay cây bắt ruồi (giảm đến 95%), có loài như chim bách thanh lưng đỏ đã tuyệt chủng ở Anh vào những năm 1990 do thiếu thức ăn là những con bọ cánh cứng lớn.

Tại Đức, số lượng côn trùng bay được ở đây đã giảm ¾ kể từ năm 1989. Ngày nay, không cần đến con số thống kê chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự suy giảm của côn trùng, lúc trước khi lái xe đường dài qua vùng ngoại ô, côn trùng thường liên tục va vào người lái hoặc kính xe nhưng giờ đây, hiện tượng này không còn nhiều nữa. Có các nguyên nhân chủ quan cho vấn đề này:

Về văn hóa, người ta thường không quan tâm nhiều đến côn trùng (trừ ong và bướm), với những người yêu thích thiên nhiên, họ cũng có xu hướng tìm hiểu về hoa cỏ, chim chóc hay các loài thú. Do số lượng rất lớn, côn trùng không thể được tìm hiểu và tính toán hết số lượng, như ở hệ động vật Anh hiện nay có khoảng 24.500 loài côn trùng, trong đó khoảng 1.800 loài rệp, 4.000 loài cánh cứng, 7.000 loài ruồi và 7.000 loài ong, kiến, tuy nhiên rất nhiều trong số đó chưa được biết đến. Nguyên nhân không thể chối cãi được, đó là do con người. Nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều hóa chất đã giết chết nhiều loài côn trùng, đồng thời làm bẩn đất đai trong một khoảng thời gian dài. Áp lực này có thể khiến con người giết chết nhiều côn trùng hơn và làm tuyệt chủng nhiều loài hơn.

Các câu hỏi tương tự
Trần Văn Lộc
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
Thiên Hoàng
Xem chi tiết
Ara T-
Xem chi tiết
đỗ thiện nhân
Xem chi tiết
Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Phương Anh Trịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huế Trang
Xem chi tiết