Nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trách nhiệm pháp lý có tác dụng trong việc điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững thì pháp luật có vai trò rất quan trọng, không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc. Pháp lí không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới. Giữa pháp luật và đạo đức luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật chặt chẽ, đầy đủ sẽ giáo dục, phát triển ý thức, đạo đức con người phát triển; ngược lại khi đạo đức được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, thúc đẩy pháp luật phát triển. Do đó, trách nhiệm pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: Pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nói riêng cần tiếp tục được tăng cường.