Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Quỳnh Chi

Em hãy viết đoạn văn chỉ ra tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc học qua văn bản "Bàn luận về phép học"?

Thảo Phương
11 tháng 8 2019 lúc 20:15

Luận điểm 1: Tác giả nêu lên mục đích chính của việc học

- Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.

Luận điểm 2: Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả

- Tác giả tiếp tục nêu thẳng thực trạng nền giáo dục nước ta từ khi lập quốc đã bị thất truyền. Các lối học ông đưa ra phê phán bao gồm:

+ Lối học a dua, hình thức

+ Lối học hòng cầu danh lợi

+ Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.

+ Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.

Luận điểm 3: Tác giả đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả

- Mở rộng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả nước được đi học không kể giai cấp, tầng lớp.

- Về tư tưởng, đạo lí gốc thì nhất định phải theo Chu Tử

- Về phương pháp học: học từ đơn giản đến phức tạp, tiến dần theo từng cấp học, học gắn liền với thực hành

⇒ Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị

- Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Cách hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục, không bị vòng vo, rườm rà.

toàn
6 tháng 7 2019 lúc 18:32

Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đóđã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học :“Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là mộtphương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đãđề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.Như La đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cầnthiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra nhữngkiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thứcchính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm vớikiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tómlược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nộidung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật khôngmay vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy,chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồidẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lốihọc hết sức nguy hiểm!Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của La, hay nói cáchkhác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tạisao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới cóthể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩmà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làmthêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết nhữngthắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đãchứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháphọc và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn lànhững bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càngđược nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của La thì có lẽ đóvẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất. Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 8 2019 lúc 17:25

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN


Các câu hỏi tương tự
Trần Mai Linh
Xem chi tiết
Pocathy Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Ly
Xem chi tiết
lethinhuy
Xem chi tiết
Lê Mỹ Dung
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Mi Bạc Hà
Xem chi tiết
Alice
Xem chi tiết
Lèng Mỹ Hạnh
Xem chi tiết