Nhà thơ người Ấn Độ, Tagor đã viết: "Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông; giáo dục một người đàn bà được cả một gia đình; giáo dục một người thầy được cả một xã hội".
giúp em phân tích nhận định này với ạ. em cảm ơn ạ
Câu 1 : Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ với con Câu 2 : nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau ( mẹ là tia nắng ban mai , sưởi con ấm lại đêm dài giá băng) Câu 3 : Anh chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ Cho con thành tựu được nhờ tấm thân Mẹ thường âu yếm ân cần Bảo ban chỉ dạy những lần con sai Mẹ là tia nắng ban mai Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng Lòng con vui sướng nào bằng Mẹ luôn bên cạnh …nhọc nhằn trôi đi
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được.
.....
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại.
Em hãy tìm một dẫn chứng về một người dám sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngay cả khi cha mẹ, mọi người xung quanh ngăn cản họ. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện của họ trong vòng từ 3 – 4 câu.
Bạn nào biết giúp mình với nhé.
LOA...LOA...LOA!!!
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI VĂN HỌC
Dạo gần đây bên các box Tự nhiên bùng nổ với hàng loạt cuộc thi nên mình cũng băn khoăn về một cuộc thi :>
Với mục đích tạo sân chơi bổ ích cũng như củng cố lại kiến thức cho mọi người mình quyết định sẽ tổ chức cuộc thi Văn.
Yêu cầu:
-Không giới hạn độ tuổi, không giới hạn người tham gia "Vòng đầu", không yêu cầu về số GP tối thiểu.
-Yêu cầu tối thiểu là mọi người tham gia nghiêm túc, không nạp bài trống, không gian lận (hỏi bài trên page khác, ăn cắp chất xám,...) và mỗi người chỉ dùng 1 nick để tham gia thôi ạ.
Cuộc thi này sẽ tổ chức vô cùng thú vị khác với những cuộc thi đời đầu cùng với những phần thưởng hết sức hấp dẫn, mới mẻ, chưa từng có,...
Nhanh tay để tham gia thoi mọi người.
Ai tham gia được bình luận dưới để mọi người cùng biết nha<3
Lập dàn ý cho đề bài sau:
" Cuộc sống là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có một cách đọc của riêng mình. Cuộc sống là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án riêng mình. Cuộc sống là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn."
GIÚP EM VỚI Ạ MAI EM NỘP RUIFII, CẢM ƠN MN RẤT NHÌUUUUU
THÔNG BÁO VỀ VIỆC... DỜI LỊCH CUỘC THI VĂN
Xin chào mọi người, đầu tiên mình xin cảm ơn mọi người rất rất rất rất nhiều vì đã yêu quý môn Văn cũng như cuộc thi do mình ý định tổ chức. Tối hôm qua mình bất ngờ ghê bởi không ngờ có nhiều người quan tâm đến cuộc thi như thế.
Nhưng do một số vấn đề và cũng để cuộc thi tổ chức trọn vẹn nhất, một sân chơi thật thú vị nên Quản lí Hoc24 và mình đã quyết định sẽ có thể dời lịch đến đầu tháng 9 hoặc một thời gian nào đó nếu mọi người quá bận. Mình xin lỗi, mong mọi người thông cảm và vẫn ủng hộ cuộc thi của mình như này nếu được tổ chức.
Và cũng cảm ơn 2 bạn đã tặng coin cho mình, mình sẽ chỉ dùng cho cuộc thi ạ. Và nếu các bạn cần dùng hoặc cuộc thi không tổ chức mình sẽ trả lại đúng ạ.
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe <3.
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )