Bối cảnh truyện Tắt đèn diễn ra trong một cuộc đốc sưu, đốc thuế ở làng quê Việt Nam, cụ thể ở đây là làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc. Cổng làng bị đóng chặt. Tiếng trống, tiếng tù và thổi liên tiếp suốt đêm ngày. Tiếng bọn cường hào và tay chân đi lại ngoài đường nghênh ngang, tay lăm lăm roi song, dây thừng, tay thước thét trói kẻ thiếu sưu.
Vợ chồng chị Dậu sau hai cái tang liên tiếp của mẹ chồng và chú Hợi, tuy cả hai cùng đầu tắt mặt tối quanh năm mà cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc. Giờ đã là hạng cùng đinh bậc nhì, bậc nhất trong lòng. Anh Dậu chồng chị bị trận ốm thập tử nhất sinh, kéo dài mấy tháng trời, không có sức lao động. Vì không có tiền nộp sưu, anh Dậu bị bọn cường hào bắt trói như trói chó để giết thịt. Chị Dậu chạy tất tả khắp nơi, ngược xuôi vay mượn, cực chẳng đã phải bán đứt cả đứa con gái đầu lòng và ổ chó mới sinh cho vợ chồng Nghị Quế để trang trải món nợ cho nhà nước. Ấy vậy mà vẫn không xong, lý trưởng làng Đông Xá bắt vợ chồng chị Dậu phải nộp cả suất sưu của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, vì có chết cũng không trốn được nợ nhà nước.
Anh Dậu vốn đã ốm đau thập tử nhất sinh, vậy mà còn bị trói, bị đánh, tra tấn đến mức ngất đi,rũ rượi như xác chết. Bọn cường hào thấy thế liền khiêng trả về nhà.
Bao trùm không gian " Tắt đèn " là bàu không khí ngột ngạt trong những ngày sưu thế. Gia đình chị Dậu bất hạnh thay phải bán khoai, bán chó, bán cái Tí để trả thuế sưu cho anh Dậu. Buộc chị còn phải nộp sưu cho em chồng đã mất. Anh Dậu bị bọn lính cai lôi ra ngoài đình đánh đang dở sống dở chết. Chị Dậu trong lúc đang định cho chồng ăn thì bị bọn lính cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Lúc đầu thì chị cầu xin tha thiết nhưng khi thấy chúng vẫn không buông tha cho anh Dậu. Tức quá, chị Dậu đã sấn sổ ẩn dúi tên cai lệ và người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm. Dù anh Dậu có khuyên ngăn nhưng chị vẫn cương quyết phản kháng chúng.
Trước cách mạng thánh tám ,người nông dân dưới chế độ thực dan nử phong kiến đã phải chịu cảnh sống cơ cực và nhiều áp bức .Nét hiện thực đó đã tràn vào những tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố ,nhưng không chỉ dừng lại ở đó ,tác giả còn làm sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của họ ,trong đó nổi bậc hơn hết là hình ảnh sáng ngời của người phụ nữ .
Tình thế của gia đình chị Dậu khi bọn tay sai xông vào .Vụ thuế đang gay gắt ,chị Dậu phải bán con ,bán chó ,bán gánh khoai nhưng vẫn thiếu sưu vì phải nộp cả suất sưu cho người đã chết .Anh Dậu đang ốm nặng .Làm sao phải bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập đó .Ta thấy cai lệ đã được hiện lên qua những cử chỉ sầm sập tiến vào ,trợn ngược hai mắt ,đùng đùng giật phắt cái thừng ,bịch vào ngực chị Dậu ,sấn tới trói anh Dậu ,tát vào mặt chị Dậu đánh bốp .Cai lệ đánh người trói người -kể cả người ốm nặng - không chùn tay ,chửi rủa thô tục ,tất cả đều rất thành thạo ,say mê ,tàn bạo không chút tình người hiện thân của trật tự phong kiến đầy bất nhân lúc bấy giờ .Trước tình thế nguy ngạp của gia đình chị Dậu chị van xin tha thiết ,rồi chị liều mạng cự lại .Do đau mà chị Dậu có được lạ lùng như vậy .Sức mạnh của lòng yêu thương của sự căm hờn .Chị Dậu hiền dịu ,nhẫn nhục nhưng có một sức sống mạnh mẽ ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng .Vạch trần bộ mặt bất nhân của xã hội đương thời ,vẻ đẹp tâm hồn của con người phụ nữ nông dân .
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn hiếu thảo, và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị cùm kẹp không được về nhà. Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị bò gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lý trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy. Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc. Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định dở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!"
Gia đình chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh, ko đủ tiền nộp sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Sợ anh chết,bị vạ chúng trả anh về.Đc hàng xóm giúp nắm gạo,chị nấu chao cho a Dậu nhưng chưa kịp ăn, cai lệ và người nha lí trưởng lại xồng xộc kéo đến đòi tiền sưu. Chị dậu van xin nài nỉ mãi mà chúng vẫn cương quyết k cho khất mà đòi trói a Dậu,chị liều mạng chống lại. Anh Dậu cố sức khuyên can vợ.Nhưng mặc cho a Dậu can ngăn, chị Dậu vẫn quả quyết :"thà ở tù ở tội còn hơn để bọn chúng hành hạ mãi k chịu đc "
(ko biết bn viết cỡ chữ thế nào chứ mk viết thì đủ 10 dòng nhé)
Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm