Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
HOANG HA

em hay neu suy nghi cua minh ve nguoi phu nu hen nay bang 1 tang giay thi

Bé Của Nguyên
30 tháng 9 2018 lúc 8:25
THAM KHẢO AND CHẮT LỌC , ĐÂY KO PHẢI BÀI CỦA MK Trong gia đình, ông cha ta quan niệm "của chồng, công vợ". Đó là khi người đàn ông kiếm tìm sự nghiệp cho chính mình và cho cả gia đình, còn người phụ nữ thì ra công gìn giữ, bảo vệ mái ấm cho mình, cho các con, cũng là cho cả gia đình của họ nữa. Thế rồi, cuộc sống thay đổi, xã hội phát triển, thời đại biến động... đã làm đổi thay nhiều giá trị chuẩn mực, trong đó có việc thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về người phụ nữ và cách nhìn nhận đánh giá của người phụ nữ về chính họ. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam đã ghi dấu phần đóng góp to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, của những thế hệ phụ nữ "gái thay trai, tay súng, tay cày đảm đang. Việc nước, việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh". Gian khổ rồi cũng đã qua đi. Đất nước đã toàn thắng. Chiến tranh đã kết thúc. Những người đàn ông đã trở về... Những người phụ nữ trở lại với vị trí của mình, lại "tay hòm chìa khoá", lại tất bật suốt ngày với những công việc nội trợ không tên và trách nhiệm làm "người phụ nữ vĩ đại đằng sau những người đàn ông thành đạt của mình". Thế nhưng cũng ở vị trí ấy, họ đã và đang phải thích nghi với rất nhiều cái mới, mà chính những cái mới ấy dẫn tới nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi cho sự phát triển của nữ giới ngày nay nói chung và của mỗi người phụ nữ nói riêng. Trước hết, người phụ nữ phải chịu sức ép của sự thăng tiến trong sự nghiệp. Ở Việt Nam, lực lượng lao động nữ chiếm 51% trong lao động xã hội. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực: hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, thương mại... Chị em là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Những thành tích mà chị em đạt được rất đáng trân trọng và được xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, tính trung bình mỗi người phụ nữ sinh 2 con mất 10 năm vất vả nuôi con, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành cũng như trong quá trình làm việc chuyên môn. Thế mà, có nơi vẫn còn nhiều định kiến đối với người phụ nữ thành đạt từ mọi phía: xã hội, gia đình, đồng nghiệp. Trước hết, vẫn còn hiện tượng chưa tin cậy giao việc khi sử dụng cán bộ nữ, vì cho rằng trình độ nữ có phần yếu hơn nam. Những định kiến kiểu như vậy làm chị em chỉ là “bù nhìn” ở nhiều nơi. Mặt khác, tư tưởng lạc hậu coi phụ nữ chỉ làm việc nội trợ, chân tay, còn nam giới lo con đường công danh, đã làm nảy sinh quan niệm: nếu người phụ nữ suốt ngày lo học hành, say mê công việc thì việc chăm sóc con cái không được chu đáo. Thêm vào đó, đôi khi ngay bản thân người phụ nữ cũng tự ti, an phận thủ thường, muốn rút lui về tổ ấm, chưa phát huy được những tiềm lực của bản thân mình. Ngược lại, cũng có một số ít chị em sống trong nền kinh tế thị trường không biết tự kiềm chế, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng tiền, có người không chịu phấn đấu nhưng mong có vị trí cao để hưởng quyền lợi, do đó tìm mọi thủ đoạn để "vươn lên"... Có thể nói, người phụ nữ muốn thực sự vươn lên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay thì nhất định phải học tập, phải cố gắng để tiếp cận được những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nhưng điều đó cũng chưa phải là điều kiện đủ. Để có thể thành đạt, người phụ nữ cần có những điều kiện khách quan tốt, cần một môi trường xã hội mà ở đó, sự phấn đấu của họ không những được chấp nhận mà còn được tạo điều kiện. Để có thời gian học tập, phấn đấu, người phụ nữ đang phải đối diện với sức ép về thời gian, phải sử dụng thời gian sao cho thật tối ưu. Thời gian của người phụ nữ “eo hẹp” hơn nhiều so với nam giới. Thiên chức của người phụ nữ là mang thai, sinh nở, chăm sóc con cái, cho nên sau 8h làm việc mỗi ngày, không giống như nam giới, người phụ nữ tiếp tục các công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con... Thời gian để đọc báo, cập nhật thông tin xã hội, tự học để trau dồi kiến thức là rất ít, đó là chưa nói đến việc làm thế nào để có thời gian tham gia các hoạt động thể thao hay các hình thức giải trí khác. Như vậy, người phụ nữ vừa tham gia kiếm tiền nuôi sống gia đình, vừa chăm sóc các thành viên trong gia đình sẽ vất vả hơn người đàn ông. Để chăm sóc cho một gia đình, thông thường mỗi người phụ nữ phải cần tới gần hết thời gian trong ngày cho các công việc nội trợ, từ dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chợ búa... tới chăm sóc, dạy dỗ con cái. Vậy mà giờ đây, họ còn phải chia sẻ quĩ thời gian vốn cố định và không thể co dãn này ra nhiều phần để dành cho công việc cơ quan, công việc xã hội, học tập, chăm sóc bản thân nữa. Một trong những giải pháp ở đây chính là sử dụng lao động của những người giúp việc để giúp đỡ thực hiện các công việc giản đơn, nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, không có người giúp việc nào có thể thay thế vai trò của người vợ, người mẹ. Do đó, sức ép về thời gian có thể coi là bài toán nan giải đầu tiên đối với người phụ nữ hiện đại. Công việc đối với chị em không chỉ là sự phiệp mà còn là vấn đề thu nhập: người phụ nữ phải đương đầu với bài toán tài chính trong gia đình. Cuộc sống hiện đại với những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, khả năng kinh tế của mỗi gia đình tuy có được nâng lên theo mức thu nhập trung bình của xã hội và theo sự nỗ lực, cùng với khả năng làm việc của mỗi thành viên gia đình, cũng không thể lúc nào cũng theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của mỗi cá nhân. Bài toán chi tiêu, tích luỹ và đầu tư để phát triển về kinh tế của mỗi gia đình, gây khó khăn cho những người vợ nhiều hơn, vì họ phải cân nhắc, lựa chọn để ra những quyết định cụ thể xung quanh việc sử dụng những khoản tiền thường là rất eo hẹp của cả hai vợ chồng. Vậy mà, còn có rất nhiều người chồng có nhu cầu chi tiêu cá nhân xấp xỉ, nếu không nói là nhiều hơn, so với khoản tiền thu nhập riêng của họ. Khi đó, có rất nhiều người phụ nữ sẽ phải giải những bài toán khó khăn hơn nhiều nữa, tức là không chỉ là những bài toán chi tiêu làm sao cho tối ưu mà là chi thu như thế nào cho đủ, hay nói cách khác là làm thế nào để tăng thu nhập, để kiếm ra tiền nuôi sống gia đình. Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các sản phẩm văn hoá cả tinh thần lẫn vật chất, thậm chí không được sử dụng cả thu nhập của chính mình. Cho nên, những người phụ nữ thành đạt, thường là những người phụ nữ có được những người bạn đời biết thông cảm, sẵn sàng cùng lo tài chính của gia đình, cùng “xắn tay áo” vào bếp, cùng chia sẻ với vợ mình mọi công việc nặng nhọc, trong đó có cả việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Những đại diện của phái đẹp đang phải chịu những thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại. Đó là, các tệ nạn xã hội len lỏi vào từng ngõ ngách xã hội, vào nhiều gia đình... khiến cho vấn đề ly hôn, ngoại tình ngày càng trở nên bức xúc. Hình ảnh những người phụ nữ trẻ chờ đợi chồng bên mâm cơm nguội ngắt đã không còn là cá biệt ở thành phố. Các cuộc điện thoại kêu gọi trợ giúp vì nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác ngày càng nhiều. Một mặt khác, cám dỗ về những mối tình tay ba, lãng mạng và ngang trái của những người phụ nữ cũng không còn là việc hiếm gặp. Cho nên, có lẽ chưa bao giờ vấn đề trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình lại được đặt ra lớn đến vậy. Người ta thường nói nhiều về việc gìn giữ tình cảm, sự cảm thông, gần gũi về tinh thần của hai vợ chồng, cũng như vai trò tinh thần của việc thoả mãn quan hệ chăn gối trong gia đình, nhưng người ta cũng không thể né tránh một thực tế là quan hệ gia đình ngày nay đang bị "xã hội hoá" một cách ghê gớm. Càng không thể làm ngơ trước những thực tế của những quan hệ ngoài hôn nhân ngày càng nhiều, thậm chí ngày càng có phần công khai. Mong ước của đại đa số chị em phụ nữ ngày nay, có lẽ là: một người chồng biết cảm thông (vừa là bạn vừa là người yêu nữa), một gia đình hoà thuận, những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, một công việc thích hợp với khả năng, thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài năng và khẳng định vai trò xã hội của mình. Những mong ước nói trên không thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của "phái mạnh", của gia đình và xã hội. Bên cạnh rất nhiều khó khăn trong đời sống cá nhân và trong sự nghiệp, người phụ nữ ngày nay đã được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Thuận lợi lớn nhất mà người phụ nữ ngày nay có được là quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển: chị em tham gia đông đảo và có mặt ở nhiều ngành nghề quan trọng. Được tạo điều kiện và có được môi trường làm việc phù hợp, nhiều chị em đã đạt được những thành tích cao không thua kém gì phái mạnh. Sự giải phóng về tâm lý đã khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân của những người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Người phụ nữ đã không còn cam phận nữa. Sự vươn lên, ý thức về cái tôi trong mỗi người phụ nữ và nhu cầu tự khẳng định mình ngày càng thể hiện một cách rõ nét. Một mặt, đòi hỏi về bình đẳng giới khiến tính tích cực của người phụ nữ có cơ hội rèn luyện và bộc lộ ra một cách đầy đủ. Mặt khác, để có được bình đẳng những người phụ nữ phải khẳng định vai trò nữ giới của mình, thế mạnh phái nữ của mình, chứ không phải phấn đấu giống hệt như đàn ông, vươn lên để trở thành "phái mạnh". Như vậy, người phụ nữ nhìn nhận chính mình như những chủ thể độc lập, đồng thời ngày càng ý thức rõ về nữ tính và vai trò của nữ giới. Cách nhìn nhận, đòi hỏi đối với những người phụ nữ từ phía xã hội và từ phía những người đàn ông mà họ yêu thương, đã thay đổi rất nhiều. Xã hội đòi hỏi những người phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nói chung. Người phụ nữ được học hành ngày càng cao, và họ không thể không sử dụng vốn kiến thức mà xã hội đã trang bị cho họ chỉ trong bốn bức tường của gia đình mình nữa. Những người đàn ông mà họ yêu thương đòi hỏi ở họ ngày càng nhiều: không chỉ là sự chăm sóc về ăn uống, sự gần gũi về con người, mà là tất cả sự gần gũi về tinh thần, sự chia sẻ, cảm thông, rồi cả sự hấp dẫn, quyến rũ để giữ cho những người chồng mong muốn trở về nhà sau giờ làm việc. Những đòi hỏi nói trên tạo ra những áp lực lớn khiến những người phụ nữ phải chịu sức ép từ nhiều phía, nhưng đồng thời có rất nhiều người phụ nữ đã vươn lên được, thoát ra được khỏi những sức ép ấy và trở thành những người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc. Đó cũng chính là một trong những thay đổi to lớn nhất đối với nhiều đại diện của phái đẹp. Lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam đã ghi tạc công lao đóng góp của phụ nữ: truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sản sinh ra dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu đứng lên cùng cả dân tộc đòi lại chủ quyền cho đất nước.., các thế hệ phụ nữ ngày nay tiếp tục đóng góp nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang hoà nhịp với sự phát triển của “các con rồng” kinh tế trong khu vực và trên thế giới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ nền kinh tế thuần nông, lạc hậu chuyển sang nền kinh tế tri thức... người phụ nữ Việt Nam vẫn vừa đảm đương những công việc thường nhật trong gia đình, vừa gánh vác ngày càng nhiều trọng trách trong đời sống xã hội và cộng đồng

Các câu hỏi tương tự
HOANG HA
Xem chi tiết
Lê Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ý Nhi
Xem chi tiết
Nguyen thi khanh linh
Xem chi tiết
Ngo Thi Tuyet Mai
Xem chi tiết
Nguyen Kieu Tram
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Tài
Xem chi tiết
Phạm Duy Phát
Xem chi tiết
Duong Hô
Xem chi tiết