Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và thực hiện yêu cầu
THÔNG TIN 1
Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò hơi đân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức vào mỗi dịp xuân về để tăng thêm sự rộn ràng và hương vị của ngày Tết. Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc và miền Trung chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại những quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Trong những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Đặ biệt trẻ con, háo hức được đi chơi, mua sắm quần áo mới.
(Theo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, ngày 28 - 1 - 2022)
THÔNG TIN 2
Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thương mọi điện tử trở thành xu hướng tất yếu, ngày 29 - 11 - 2021)
Trường hợp 1
Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.
Trường hợp 2
Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức,....
Câu hỏi:
- Quan sát biểu đồ và cho biết sự thay đổi số lượng người mua sắm trực tuyến của Việt Nam qua các năm.
- Em hãy trình bày đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện qua các thông tin, trường hợp trên.
- Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 – 2020, số lượng người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam tăng 16,6 triệu người (từ mốc 32,7 triệu người – năm 2016, tăng lên mốc 49,3 triệu người – năm 2020).
- Sự gia tăng lượng người mua sắm trực tuyến diễn ra không đều theo các năm. Cụ thể:
+ 2016 – 2017, tăng 0,9 triệu người.
+ 2017 – 2018, tăng 6,3 triệu người.
+ 2018 – 2019, tăng 4,9 triệu người.
+ 2019 – 2020, tăng 5,1 triệu người.
- Đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện qua các thông tin, trường hợp:
+ Thông tin 1. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có tính kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc Việt Nam.
+ Thông tin 2. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam mang tính thời đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Trường hợp 1. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có tính hợp lí: tiêu dùng dựa trên giá cả hàng hóa, thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Trường hợp 2. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam hướng tới các giá trị tốt đẹp.