Bài 48 : Thiên nhiên châu Đại Dương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quang Huy

Em hãy cho biết địa hình của lục địa Ô-xtrây-li-a dọc theo lát cắt vĩ tuyến 30 độ N đc chia làm mấy khu vực , đặc điểm về địa hình ở mỗi khu vực?

Dựa vào kiến thức em hãy cho biết nhiệt độ,lượng mưa.Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm:Đac-uyn, A-li-xơ-Xprinh?

Nguyễn Việt Hùng
17 tháng 3 2017 lúc 22:29

Em hãy cho biết địa hình của lục địa Ô-xtrây-li-a dọc theo lát cắt vĩ tuyến 30 độ N đc chia làm mấy khu vực , đặc điểm về địa hình ở mỗi khu vực?

Được chia thành 3 khu vực

+ Phía Tây: Cao nguyên Tây Úc rộng khoảng 2,7tr km2 chiếm 35% diện tích lục địa
Độ cao trung bình dưới 500m
Bề mặt tương đối bằng phẳng, xen các dãy núi thấp.

+ Ở giữa: đồng bằng trung tâm
Độ cao trung bình dưới 200m.
Địa hình thấp, bằng phẳng và hơi có dạng bồn địa.
Có một số sông và hồ.
+ Phía đông: Dãy Đông Ô-xtrây-li-a
Độ cao trung bình dưới 1000m.
Chạy dài hướng Bắc – Nam, nằm sát ven biển.
Sườn Tây thoải, sườn Đông dốc
Đỉnh Rao-dơ Mao cao 1615m, nơi cao nhất là núi Cô-xin-xcô cao 2230m

Đinh Thị Huyền Trang
20 tháng 3 2017 lúc 21:08

Trạm đac-uyn

Nhiệt độ cao quanh năm cao,ít dao động

Nhiệt độ tháng cao nhất:tháng 12 30°C

Nhiệt độ tháng thấp nhất: T7 26°C

Biện độ nhiệt:4°C

Tháng có lượng mưa thâp nhất:T7 dưới 50mm

Tháng có lượng mưa cao nhất:T1 400mm

Tổng lượng mưa trog năm: 1533mm

Mùa mưa:từ tháng 11 năm này sang tháng 4 năm sau

Mùa khô:từ tháng 5 đến tháng 10

Đinh Thị Huyền Trang
20 tháng 3 2017 lúc 21:12

Trạm a-li-xơ Xprinh

Nhiệt độ trog năm cao,giao động mạnh

Nhiệt độ thag cao nhất:T1 29°C

Nhiệt độ tháng thấp nhất:T7 12°C

Bien độ nhiệt: 17°C

Tháng có lượng mưa cao nhất:T1 40mm

Tháng có lượng mưa thấp nhất:T7 20mm

Tổng lượng mưa trog năm:274mm

Mùa mưa:từ tháng 11 năm này sang tháng 3 năm sau

Mùa khô:từ tháng 4 đến tháng 10

Mai Thị Bảo Ngọc
21 tháng 3 2017 lúc 22:41

gồm: cao nguyên ở phía tây: có sườn dốc, địa hình cao khá bằng phẳng

Đồng bằng ở giữa: thấp và bằng phẳng

dãy núi phía đông; địa hình cao và chia cắt mạnh

thu nguyen
23 tháng 3 2017 lúc 20:50

1.

chia làm 3 khu vực:
a. Cao nguyên Tây Úc.
- Rộng 2,7 tr km², chiếm 35% diện tích lục địa
- Độ cao trung bình = 300 – 500 m.
- Phần lớn được hình thành trên nền đá kết tinh bị san bằng lâu dài.
- Trong điều kiện khí hậu khô hạn nên phát triển địa hình thổi mòn như các cánh đồng cát, các nấm đá, cánh đồng đá.
b. Đồng bằng Trung Úc.
- Được hình thành từ sự bồi trầm tích trên máng nền và được nâng lên nhẹ nên đặc điểm chung của địa hình là thấp, bằng phẳng và hơi có dạng bồn địa.
Tổng Diện tích = 25% diện tích lục địa.
- Gồm 2 đồng bằng nhỏ:
+ Đồng bằng Carpentaria: Là đồng bằng bằng phẳng nhất lđ Australia. Ven biển có nhiều đụn cát khá lớn.
+ Đồng bằng Bồn địa Trung Tâm (Artesian basin): Đồng bằng có dạng một bồn địa điển hình, thấp dần về hồ Eyre. Xung quanh hồ là đới đất thấp nằm ở độ cao -12 đến -16 m. Bề mặt đồng bằng được phủ bởi cát, sỏi, sét.
c. Miền núi Đông Úc.
- Là một hệ thống gồm các dãy núi uốn nếp và các cao nguyên giữa núi, cao nguyên trước núi.
Hệ thống này còn được gọi là Great Dividing, Cordillera Đông Úc hay là Trường Sơn Úc.
- Hệ thống kéo dài 3.500 km, rộng từ 160 – 300 km.
- Độ cao trung bình = 800 -1.000 m. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
- Thoải dần về phía Tây, giốc và chi cắt mạnh về phía Đông.


Các câu hỏi tương tự
đoàn giang
Xem chi tiết
Phạm Anh vy
Xem chi tiết
Rosabella Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Minhh Khuee
Xem chi tiết
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
trang trần
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huỳnh Bảo Trâm
Xem chi tiết