Tham khảo :
Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.
-"Đã bấy lâu nay": chỉ thời gian đã qua lâu rồi
-"Bác tới nhà": chỉ sự việc bạn đến thăm
+Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với cuộc sống
+Giọng điệu vội vã, chân thành, cởi mở.
+Dấu (,) tách hai câu thơ làm 2 vế như 1 lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào.
→ Câu thơ tự nhiên như một lời chào Cách xưng hô "bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi và tôn trọng bạn bè.
→ Quan hệ chủ và khách rất thân mật. ⇒ Niềm vui bất ngờ, tỏ ý trân trọng quý mến bạn.
-Hoàn cảnh
+Trẻ đi vắng
+Chợ – xa
+Ao sâu nước cả – khôn chài cá
+Vườn rộng, rào thưa – khó đuổi gà
→ Đó là sự thật về hoàn cảnh, thiếu thốn về vật chất. Nghệ thuật: Lối nói hóm hỉnh, đùa vui ⇒ Cường điệu cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của mình. => Trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau của Nguyễn Khuyến :
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.