a) Gọi số mol Fe2O3 là a (mol, a>0); số mol CuO là b (mol, b>0)
Theo bài ta có: mFe2O3 + mCuO = 32 (g) ⇒ 160a + 80b = 32 (1)
PTHH: Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
a 3a 2a 3a (mol)
CuO + H2 → Cu + H2O
b b b b (mol)
=> mFe = nFe. MFe = 2a. 56 = 112a (g)
mCu = nCu. MCu = 64b (g)
Theo bài ta có: mFe + mCu = 23 (g) ⇒ 112a + 64b = 23 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}160a+80b=32\\112a+64b=23\end{matrix}\right.\)
Giải hệ ta được a = 0,1625 (mol); b = 0,075 (mol)
=> Khối lượng Fe2O3 tham gia phản ứng là:
mFe2O3 = nFe2O3. MFe2O3 = 0,1625. 160 = 26 (g)
Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là:
%mFe2O3 = \(\frac{m_{Fe2O3}}{m_A}.100\%=\frac{26}{32}.100\%=81,25\%\)
Phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp A là:
%mCuO = %mA - %mFe2O3 = 100% - 81,25% = 18,75%
b) Số mol H2 đã dùng là:
nH2 = 3a + b = 3. 0,1625 + 0,075 = 0,5625 (mol)
Thể tích khí H2 đã dùng ở đktc là:
VH2(đktc) = nH2. 22,4 = 0,5625. 22,4 = 12,6 (l)