Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

datcoder
24 tháng 3 2024 lúc 18:35

* Nguồn lực

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 15,7 nghìn km². Năm 2021, dân số là khoảng 17,6 triệu người, mật độ dân số là 1 119 người/km².

- Nằm ở phía bắc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lí và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong vùng có Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước.

- Phía đông tiếp giáp với vùng biển giàu tiềm năng, cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, có khả năng xây dựng cảng nước sâu và phát triển dịch vụ cảng biển.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có một số khoáng sản quan trọng như: than đá (chiếm 98,0 % trữ lượng than đá cả nước), than nâu, đá vôi làm xi măng, cao lanh....

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch, nhiều đảo, bãi biển và danh thắng nổi tiếng, trong đó có các di sản thế giới, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Vùng có nguồn lao động dồi dào với tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn tập trung nhiều nhất các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ với đủ loại hình đường bộ, đường cao tốc, các trục quốc lộ hướng tâm từ Hà Nội đi.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; cảng tổng hợp quốc gia Hải Phòng, cảng đầu mối khu vực Quảng Ninh. Đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

* Thực trạng

- Cơ cấu kinh tế của vùng hiện đại, trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm.

- Các ngành công nghiệp chủ đạo là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, chế tạo ô tô; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, dệt, may và giày, dép, khai thác than.... Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh nhờ khai thác lợi thế về tài nguyên, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hoạt động của các khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển.

- Là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có đóng góp lớn vào trị giá xuất khẩu của cả nước và là địa bàn có du lịch phát triển.

* Định hướng

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu cả nước với định hướng tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghệ cao: tài chính ngân hàng.....