Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

datcoder
24 tháng 3 2024 lúc 18:36

* Nguồn lực

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía nam của nước ta, có diện tích tự nhiên khoảng 16,6 nghìn km². Năm 2021, dân số của vùng là gần 6,1 triệu người, mật độ dân số là 365 người/km².

- Vùng có vị trí địa lí chính trị, an ninh quốc phòng và giao thương thuận lợi với các địa bàn lân cận, với các nước Cam-pu-chia và Thái Lan.

- Vùng có tài nguyên biển phong phú, đường bờ biển khá dài, vùng biển rộng (gồm cả ở Biển Đông và vịnh Thái Lan) với nhiều đảo, trong đó có đảo Phú Quốc lớn nhất cả nước và là thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

- Vùng có quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước ngọt dồi dào và sự đa dạng, đặc trưng của hệ thực, động vật trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn tự nhiên. Ngoài ra, vùng còn có dầu khí, đá vôi,...

- Vùng có nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

- Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, chủ yếu là đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, có cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau), cảng biển đầu mối Cần Thơ,...

- Trên địa bàn vùng có các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ tập trung ở thành phố Cần Thơ.

* Thực trạng

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự phát triển so với tiềm năng, do xuất phát điểm thấp và được thành lập muộn hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.

- Năm 2021, GRDP của vùng đóng góp 4.1% cả nước, tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khá cao, đứng đầu về diện tích lúa và sản lượng lúa (chiếm 23,0% diện tích lúa và 24,0% sản lượng lúa cả nước); khai thác và chế biến thuỷ sản (chiếm 25,2% sản lượng thuỷ sản cả nước).

- Lúa gạo và thuỷ sản là hai mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng.

* Định hướng phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả cao, phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và thuỷ sản.....