Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết hành vi của anh H và anh B trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền sở hữu và giải thích.

- Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.

datcoder
19 tháng 7 lúc 12:36

* Yêu cầu số 1:

- Trường hợp 1.

+ Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Như vậy, đây là tài sản riêng của chị K, chị có quyền sử dụng và định đoạt miếng đất này theo ý chí của mình.

+ Việc anh H muốn đồng đứng tên miếng đất này, thì phải được sự đồng ý của chị K.

+ Tuy nhiên, chị K đã không đồng ý thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung theo yêu cầu của anh H.  Do đó, hành vi của anh H vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

- Trường hợp 2.

+ Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng thuê tài sản, các bên có thể lựa chọn hình thức của hợp đồng thuê: bằng lời nói, bằng văn bản,... Do đó, hợp đồng thuê xe ô tô giữa anh A và anh B là hợp pháp. Thời hạn thuê, tiền thuê, phương thức thanh toán giá trị tài sản thuê do các bên thoa thuận, nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê. Như vậy, khi hết thời hạn thuê thì bên thuê phải có trách nhiệm trả lại tài sản thuê, thanh toán tiền thuê theo đúng thoa thuận.

+ Trong trường hợp bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận.

=> Vì vậy, Anh B đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

* Yêu cầu số 2:

- Trường hợp 1. Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), anh H có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt như sau:

+ Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Khung 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200 000 000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

+ Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

+ Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá 500 000 000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

+ Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 100 000 000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hành vi của anh H có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

- Trường hợp 2.

+ Nếu bên thuê là anh B vẫn không trả lại tài sản khi anh C có yêu cầu thì anh C có quyền khởi kiện ra Toà án cấp huyện nơi mà người đó cư trú để yêu cầu trả lại tài sản thuê và tiền thuê, tiền thuê do chậm trả. Kèm theo đơn khởi kiện anh C phải cung cấp chứng cứ về hợp đồng thuê, thoả thuận tiền thuê và thời hạn thuê (người làm chứng, đoạn ghi âm, ghi hình) và chứng cứ người kia cầm giữ tài sản của anh C.

+ Nếu người thuê tài sản là anh B có đủ dấu hiệu cấu thành của tội phạm theo quy định tại Điều 174 và 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh và mức hình phạt tương ứng.

+ Theo những thông tin ban đầu mà anh C cung cấp thì anh B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.