Bài 18. Vùng Đông Nam Bộ (phần 1)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn  Việt Dũng

Dựa vào hình 18.1 và thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 8 2024 lúc 14:10

- Thế mạnh:

+ Địa hình, đất: địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị. Đất badan, đất xám phù sa cổ là chủ yếu, thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn; đất phù sa ở ven sông, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm,…

+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân 2 mùa mưa - khô rõ rệt, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.

+ Nguồn nước: có một số sông và hồ lớn, cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt của người dân, điển hình là sông Đồng Nai, sông Bế, hồ Dầu Tiếng, Trị An; nước khoáng ở Bà Rịa - Vũng Tàu có thể phát triển du lịch,…

+ Sinh vật tương đối đa dạng, có các vườn quốc gia: Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ,… có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.

Khoáng sản: trên đất liền có cao lanh (Bình Dương, Tây Ninh) làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gốm, sứ, đá a-xít làm vật liệu xây dựng (Tây Ninh, Bình Phước).

+ Biển, đảo: vùng biển rộng, giàu tài nguyên, điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tài nguyên sinh vật phong phú, nằm trong ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thuận lợi phát triển ngành thủy sản. Nhiều bãi tắm đẹp, trên các đảo thuận lợi phát triển du lịch biển. Tài nguyên dầu khí phong phú, địa thế ven biển thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu giúp hình thành và phát triển ngành khai thác khoáng sản biển và giao thông vận tải biển.

- Hạn chế: mùa khô kéo dài (4 - 5 tháng), xảy ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Trên đất liền ít khoáng sản, chịu ảnh hưởng của một số thiên tai như triều cường, xâm nhập mặn,…