Tham Khảo :
Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cụ Hồ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp cứu nước đã được nhà thơ Chính Hữu truyền tải ở bảy dòng thơ đầu bài thơ Đồng chí. Thật vậy, thành ngữ “Nước mặn đồng chua” và “Đất cày lên sỏi đá” đã diễn tả được hình ảnh của những vùng đất nghèo khó, cuộc sống gian khổ. Những người lính đến từ những vùng đất xa lạ, đều là người con của những vùng đất nghèo khó, có đất ngập mặn và khô cằn để mà gặp nhau ở hàng ngũ quân đôi. Hình ảnh “đôi người xa lạ” đã diễn tả được hoàn cảnh gặp gỡ tình cờ mà dẫn đến sự gắn bó sâu sắc của những người lính trong thời kỳ kháng chiến. Từ “đôi” có giá trị biểu cảm sâu sắc, diễn tả sự gắn bó mật thiết không tách rời của những người lính, chứ không đơn thuần chỉ là hai cá thể riêng biệt. “Chẳng hẹn quan nhau” nhấn mạnh sự gặp gỡ chẳng hẹn trước tại hàng ngũ quân đội của những người lính. Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên đầu” là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc của việc những người lính kề vai sát cánh cùng nhau trong chiến đấu và cùng chung chí hướng trong chiến đấu. Họ cùng nhau đồng hành trong hoàn cảnh sinh hoạt gian khó, họ cùng nhau chung tấm chăn mỏng trong những đêm rét. Hình ảnh “đôi tri kỷ” đã khẳng định được tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết. Câu thơ thứ bảy là câu thơ đặc biệt, vừa cảm thán về tình đồng chí đồng đội mà vừa có tác dụng nối giữa đoạn thơ trên với đoạn thơ dưới. Câu thơ thứ bảy như một bản lề vừa khép lại đoạn thơ trên vừa mở ra đoạn thơ sau về biểu hiện của tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Tóm lại, nhà thơ đã thể hiện được cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội sâu sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cứu nước.
*** câu ghép được in đậm
Họ / cùng nhau đồng hành trong hoàn cảnh sinh hoạt gian khó,
CN1 VN1
họ / cùng nhau chung tấm chăn mỏng trong những đêm rét.
CN2 VN2