+Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc=>Có khí hậu khô
+Là một phần của lục địa Nam Cực sau đó tách ra và trôi dạt về phía xích đạo=>Có khí hậu nóng
=>Vì vậy mà ở đây luôn xảy ra tình trạng cháy rừng.
Hội tụ nhiều yếu tố
Trang Phys.org dẫn phân tích của ông Chris Field - trưởng khoa môi trường học Đại học Stanford (California, Mỹ), đồng thời là chủ trì báo cáo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu và những hiện tượng cực đoan - cho rằng: "Tình trạng này về cơ bản là sự hội tụ khủng khiếp của nhiều yếu tố".
Cũng theo ông Chris Field, đây là một trong những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là tệ nhất ông từng thấy. "Những đám cháy rừng là sự thể hiện mang tính biểu tượng cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu" - ông Field nhận định.
Đồng tình với quan điểm này, ông Mike Flannigan - nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta ở Canada - cho rằng các đám cháy rừng của Úc là "ví dụ của biến đổi khí hậu". Trên thực tế, báo cáo tóm lược của Chính phủ Úc năm 2019 về cháy rừng và biến đổi khí hậu cũng thừa nhận: "Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn tới những tình trạng thời tiết nguy hiểm hơn vì cháy rừng trong nhiều thập kỷ qua với nhiều khu vực của Úc".
Mặc dù không nghi ngờ về việc Trái đất nóng lên là một phần lớn nguyên nhân, song các nhà khoa học, gồm cả những người nghiên cứu về hỏa hoạn và những chuyên gia thời tiết, đều cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất.
Năm ngoái nước Úc chứng kiến thời tiết nóng và khô kỷ lục. Theo Cơ quan Khí tượng Úc, mức nhiệt trung bình theo năm của năm 2019 cao hơn 1,5oC so với mức nhiệt trung bình giai đoạn từ 1960-1990. Nhiệt độ ở Úc trong tháng 12 có lúc đã lên tới 49,9oC.
Trên thực tế, ông Andrew Watkins - trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc - thừa nhận thời tiết là một nhân tố đáng kể khiến mùa cháy rừng năm nay cực đoan hơn. Tình trạng đột ngột ấm lên của tầng bình lưu ở Nam cực trong tháng 9 năm ngoái đã làm thay đổi những điều kiện thời tiết thông thường của Úc, khiến từ giữa tháng 10 trở đi xuất hiện những luồng gió mạnh liên tục thổi từ hướng tây, mang không khí nóng từ lục địa ra bờ biển.
"Với môi trường khô như vậy, nhiều đám cháy đã phát sinh vì tia chớp (các cơn dông gây sấm chớp nhưng lại rất ít mưa)" - ông Watkins giải thích.
Ngoài ra, theo ông Flannigan, cây bạch đàn vốn phổ biến ở Úc cũng là nhân tố khiến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn. Ông Flannigan ví chúng dễ cháy "như chứa xăng dầu trên cây", với tinh dầu trong thân cây, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Ngoài ra, khi độ ẩm hạ thấp, không khí khô hơn, các đám cháy lại càng dễ lan xa.