Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, thịnh vượng có, suy yếu có. Song đời nào cũng gắn bó với những con người xuất chúng, hào kiệt như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh,… Trong số những sự kiện trong lịch sử trung đại Việt Nam có hai sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, gắn với hai áng văn bất hủ là “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Hai áng văn ấy đã thể hiện rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từ “lãnh đạo”và “anh minh”.Lãnh đạo nghĩa là đề ra chủ trương, đường lối và động viên, tổ chức thực hiện. Còn “anh minh” có nghĩa là sáng suốt, tài giỏi. Thế nào là người lãnh đạo anh minh? Ở tầm quốc gia, những người lãnh đạo anh minh là những người đứng đầu bộ máy, tổ chức quân sự, văn hóa, có tầm nhìn xa, trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước và thời cơ để xác định đúng nhiệm vụ của cả đân tộc trong tình hình đó. Vậy người lãnh đạo anh minh có vai trò vô cùng to lớn vì họ là những người có tâm và có tầm nhìn chiến lược để nhận định, nắm bất thời cơ, đề ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn.
Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Khi mới lên ngôi, nhận định được tình hình và nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Lí Công Uẩn đã có quyết định mang tính lịch sử, đó chính là dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Chính quyết định này của Lí Công Uẩn đã mở ra một thời kì mới của đất nước, một thời kì thịnh trị của nhà Lí. Vậy tại sao nhà vua lại chon thành Đại La làm kinh đô? Bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Qua “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn bày tỏ mục đích dời đô là: “vân mệnh trời”, “theo ý dân”, “thấy thuận thiên thì thay đổi”, dời đến nơi “trung tâm trời đất”, tiện hướng “nhìn sông dựa núi”,…Đọc văn bản “Chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời.
Hơn 1000 năm đã trôi qua, Hà Nội vẫn phát triển bền vững, vẫn là thủ đô của nước ta, vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước. Điều này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng Lí Công Uẩn có tầm nhìn chiến lược, quyết định sáng suốt, một lòng lo cho dân cho nước.
Sự kiện dời đô và sự phát triển bền vững hiện nay của Hà Nội nói riêng và đất nước VN nói chung đã cho thấy vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước.
Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên-Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Đại Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông chính là một trong những nhà quân sự kiệt xuất của VN
Trước tình thế nguy nan của đất nước lúc bấy giờ, chủ tướng Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược.
Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý, thể hiện thái độ mạnh mẽ và tầm nhìn sáng suốt của vị chủ tướng. Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn đã nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước. Trần Quốc Tuấn đã phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi gợi lòng tin vào sức mạnh ở chính mình, đó là 1 bước tiến dài vè tư tưởng yêu nước, làm nên chiến thắng lẫy lừng trg cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
Trong lịch sử, đất nước Việt Nam có rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều nhà lãnh đạo sáng suốt, tài năng. Họ là ai? Họ là những người con ưu tú nhất của thời đại dân tộc, những con người có công lao to lớn trong sự nghiệp giữ nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Thế hệ chúng ta cần phải noi gương nhũng vị lãnh đạo tài ba, kiệt xuất ấy. Là học sinh, là tương lai của đất nước, chúng ta phải trau dồ bản thân, bát kịp với yêu cầu của thời đại, giữ gìn và phát huy nhũng giá trị mà cha ông ta đã bao đời gây dựng.