Bài viết số 2 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
duyen lethiha

Đóng vai Quân lính/ Quang Trung kể lại chuyện Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Đóng vai Thúy Kiều kể lại khi ở lầu Ngưng Bích

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cuộc du xuân

giúp mình với ạ mình đang cần bài này gấp ạ mình cảm ơn trước mai mình phải nộp ạ

Đạt Trần
3 tháng 10 2018 lúc 17:07

Đóng vai quân lính kể HLNTC

Nhà Tây Sơn gồm ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kì đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thông rất lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Quang Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quân Thanh xâm lược nước ta. Nghe được tin cấp báo, Bắc Bình Vương quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.

Ông cho họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại. Theo ý mọi người thì ông nên ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ta đánh dẹp cõi Bắc vẫn chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngài khoác lên mình chiếc áo long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu ngài đội mũ miện, cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang. Cuốn sách Các triều đại Việt Nam có viết: “Ngài là người có dung mạo đặc biệt. Tóc quán, da sẫm, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối”. Toát lên trên gương mặt ngài là vẻ cương nghị, oai phong lẫm liệt và dữ tướng. “Không ai dám nhìn thẳng vào mặt ngài”.

Lễ xong, ngài hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp, một người có tài tiên đoán, vào hỏi về mưu đánh và giữ, cơ được hay thua. Nguyễn Thiếp trả lời: “Chuyến này ra đi không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ, bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn quân binh tịnh nhuệ, hàng ngũ thẳng tắp, cờ trông rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn và chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu là số quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại vỗ về quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa.

Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Đêm 30 tháng chạp, vua cho mở tiệc khao quân linh đình, chia quân làm ba đạo và bảo với các tướng đêm 30 lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra Bắc. Để giữ sức chiến đấu cho binh lính, vua cho dùng cáng làm võng, cứ hai người khiêng một người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông Gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài ai cũng phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu.

Thấy quân Tây Sơn kéo đến, nghĩa binh của giặc trấn thủ sông Gián chạy nháo nhác, lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy. Vua cho binh lính vây bắt được hết vì vậy quân Thanh không hề có ai chạy về báo tin. Việc tiến quân của quân Tây Sơn hoàn toàn bí mật. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng, năm Kĩ Dậu (1789), quân Tây Sơn tới đồn ở làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc và lặng lẽ vây kín làng. Vua dùng loa truyền gọi: Quân. Tiếng quân lính luân phiên nhau: Dạ, dạ, ran khắp cả vùng trời để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy ai nấy run lẩy bẩy, rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết.

Vua lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm là một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, rồi kén hạng lính khỏe mạnh cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. Mờ sáng ngày mồng 5, quân Tây Sơn tiến sát dồn Ngọc Hồi, quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng không có hiệu quả. Tiện có gió Bắc, chúng dùng súng phu khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì cả. Không ngờ trời bỗng trở gió Nam khiến khói bay ngược lại, quân Thanh tự hại mình. Quân ta gấp rút khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai cầm dao ngắn thì đâm quân giặc, người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông, đến lúc ấy quân Thanh đều hết hồn vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Lại nói, không nghe thấy tin cấp báo nên trong ngày Tết quân Thanh chỉ chăm chú yến tiệc. Nào ngờ cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dặn lính chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ nghe tin hoảng loạn, tan tác bỏ chạy, giành nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết rất nhiều. Lát sau cầu bị đứt, quấn linh rơi xuống nước đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

Quân Tây Sơn ăn mừng chiến thắng. Chiến công đại phá quân Thanh đã chứng tỏ nước Việt Nam là một nước mạnh mẽ, có độc lập, chủ quyền. Chiến thắng này đã khắc họa sâu sắc hình tượng người anh hùng mặc áo vải Nguyễn Huệ với tài mưu lược, ý chí kiên cường đấu tranh. Hàng năm dân ta vẫn tổ chức lễ hội Đống Đa để nhớ đến công lao của ông cha ta thời xưa và ôn lại chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc đã đại phá quân Thanh thần tốc.

Đạt Trần
3 tháng 10 2018 lúc 17:11

Đóng vai kiều ở lầu ngưng bích

" Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồn biết tấp vào đâu"

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân lao động là tiếng hát từ trái tim đến miệng mang theo cả nhịp thổn thức của nỗi lòng người phụ nữ lời ca ấy sao mà đúng với hoàn cảnh của Vương Thúy Kiều tôi đến vậy, trải qua hết nạn nọ đến nạn kia giờ đây tôi đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích tâm cảnh như hòa vào ngoại cảnh.

Tôi vốn là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Nhân buổi tết thanh minh tôi cùng hai em Thúy Vân, Vương quan đi chảy hội mùa xuân không ngờ tôi đã gặp chàng Kim Trọng tài mạo tốt vời giữa chúng tôi nảy nở mối tình đẹp khi chàng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình tôi mắc can, tôi phải bán mình cứu cha và em không ngờ tên Mã Giám Sinh lại lừa gạt đưa tôi vào lầu xanh mà hắn và Tú Bà đã chung lưng đấu cật uất ức tôi đã tự tử mà không thành, sợ vốn liếng đi đời nhà ma mụ đã đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích hứa gả chồng tử tế cho tôi, ở nơi đây tôi đã trải lòng cùng cảnh vật.

Tên lầu thật đẹp " Ngưng Bích" – đọng lại màu biếc nhưng hoàn cảnh của tôi thì thật buồn lòng tôi đang sống như một cô gái cấm cung chăng? Không! Không phải cảnh êm đềm trướng rủ màn che ngày nào thực chất tôi đang bị giam lỏng xung quanh tôi không một bóng dáng thân quen, không một tâm hồn bầu bạn chỉ có non xa, trăng gần nhất là tấm trăng gợi nhắc bao kỉ niệm xưa cũ nhìn xuống mặt đất chỉ thấy cồn cát nhấp nhô bụi hồng bốc lên từng đỏ, cảnh mênh mông bát ngát mà rợn ngợp không một bóng người khiến tôi càng buồn lo. Không chỉ vậy lòng tôi còn trào dâng nổi bẽ bàng tủi hổ bị Mã Giám Sinh làm nhục rút dao tự tử mà không thành bị ép trở thành gái làng chơi….Ôi! Kiếp hồng nhan bạc mệnh! Nỗi lòng tôi như bị chia xé phần dành cho tình phần dành cho cảnh.

Ở Lầu Ngưng Bích buồn tủi cô đơn tôi càng nhớ người yêu cha mẹ da diết ôi Kim Lang của tôi! Người tôi buồn khổ lo lắng nhất là chàng vầng trăng kia gợi nhắc kỉ niệm hôm nào cùng uống chén rượu thề nguyền dưới trăng mà nay mỗi người mỗi ngả ở Liêu Dương xa xôi cõ lẽ chàng không hay biết tai họa của gia đình, tôi vẫn ngóng chông uổng công vô ích càng nhớ chàng tôi càng ý thức phận bơ vơ đất khách quê người chân trời góc bể của mình có lẽ tấm lòng thủy chung dành cho chàng chẳng có thể bao giờ phai nhạt.

Còn cha mẹ tôi ở quê nhà giờ này ra sao? Phải chăng cha mẹ đang tựa cửa ngóng chông tin tức của tôi? Như cây thị trồng trước sân nhà mỗi ngày mỗi lớn cha mẹ tôi tuổi ngày càng cao vậy mà tôi không được tự tay phục dưỡng chăm sóc cha mẹ già lòng tôi buồn khổ biết bao.

Từ lầu cao nhìn xa tôi trải lòng cùng cảnh vật thời điểm chiều ta luôn gợi nhớ gợi buồn lại thêm bao buồn lo trĩu nặng trong lòng vì thế cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng của tôi trăng? Xa xa trên mặt bể một cánh buồm lẻ loi đơn chiếc dập dềnh sóng nước con thuyền kia ngày nào mới cập bến? Nó gợi cho trong tôi nỗi buồn của kẻ tha hương ngày nào tôi mới được sum họp với gia đình? Một cánh hoa dập dềnh trên sóng nước nhìn hoa mà không thấy đẹp bởi nó đã bị bất khỏi gốc rễ thành phận hoa trôi nổi lại khiến tôi liên tưởng tới hoàn cảnh của mình nổi nênh phiêu dạt. Về phía đất liền, nội cỏ rầu rầu trải dài tới tận chân mây mặt đất sao nó giàu dĩ và tàn héo mòn sự sống? Nó chẳng giống ngọn cỏ xanh non tơ mỡ màng trong ngày xuân hôm nào không một màu sắc khác đan xen nó khiến tôi tự cảm cho thân phận mình một tương lai mờ mịt một cuộc sống tẻ nhạt vô vị không một tia hi vọng léo lên. Chiều đã muộn sắc màu như tối lại chỉ có tiếng sóng ầm ầm đập vào chân lầu đó không phải là âm thanh của sự sống mà là giông tố cuộc đời đang dữ dội nổi lên truy sát cuộc đời tôi mỗi lúc một gần hơn. Ôi! Sóng gió đang muốn nhấn chìm phận gái mỏng manh giữa cuộc đời rộng lớn chăng? Không chỉ còn là buồn thương lo lắng lòng tôi trào dâng sự sợ hãi khôn cùng lúc nào cũng thấp thỏm lo âu buồn khổ.

Chuỗi ngày ở lầu Ngưng Bích tưởng như dài lê thê. Ngôi nhà cha mẹ vời vợi nhớ thương trong xa cách rồi tình cảm với chàng Kim… Tất cả đã lùi sâu vào quá khứ chỉ còn mình đối diện với chính mình lo lắng cho tương lai phía trước. Điều đó khiến tôi nhớ đến lời thơ:

"Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng quá
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu
Chưa đi đến ngõ bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?".

Thanh Dat Nguyen
13 tháng 10 2018 lúc 16:32

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cuộc du xuân

Mùa xuân là mùa của sự sống đua nở, là mùa của những niềm hân hoan, phấn khởi đầy rộn rã, bởi vậy mà trong bốn mùa, mùa xuân luôn là một trong những mùa được ngòi bút thi nhân ưu ái phác họa nhiều nhất trong các tác phẩm của mình. Nguyễn Du là một trong những bậc thầy về miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là thông qua những nét vẽ về thiên nhiên lại phác họa được tâm trạng, nỗi niềm của con người. Ta có thể thấy rõ được bức tranh thiên nhiên, bức tranh tâm trạng của con người rõ nét trong trích đoạn “Cảnh ngày xuân” trong truyện Kiều của vị đại thi hào này.

Tiết trời vào xuân, mùa xuân về nhuộm cho cảnh sắc thiên nhiên một màu sự sống đầy tươi đẹp, không chỉ cảnh vật mơn man đua nở mà tiết trời vào xuân còn làm lòng người trở nên náo nức, vui tươi. Ngày xuân đến một sự kiện không thể không nhắc đến, đó chính là lễ hội trong Tiết thanh minh. Năm nay, vào tiết thanh minh, chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã cùng nhau ra ngoài dạo chơi, và ở đây, hai chị em không chỉ đắm mình vào không khí vui tươi, rộn rã của mùa xuân mà còn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ vui tươi, náo nức đến cảm xúc man mác buồn khi kết thúc một ngày lễ hội, chị em sắm sửa ra về.

Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, đặc biệt là thời gian vào xuân càng trôi qua nhanh chóng hơn, cũng bởi có lẽ, những gì tươi đẹp thì nhanh chóng lụi tàn, thời khắc mùa xuân trôi qua nhanh tựa như con thoi trên khung cửi của người thợ may, vô tình chảy trôi, mang theo đi bao cảm giác tiếc nuối của con người. Vì vậy mà mùa xuân mang đến cho con người nhiều cảm xúc náo nức, vui vẻ, yêu đời nhưng cũng mang đến bao sự nuối tiếc, lưu luyến. Trong tiết Thanh minh, cảnh sắc vươn lên nở rộ vô cùng tươi đẹp, rực rỡ, hình ảnh thu hút thị giác của con người nhất vào ngày Thanh minh này, có lẽ đó chính là không gian mênh mông, rộng lớn của bầu trời.

Nhưng khác với những ngày thường, bầu trời vào xuân rộng lớn nhưng không gợi cảm giác trống trải, vắng lặng mà gợi ra sự vận động của mầm sống đang trải ra bất tận. Đó chính là những ngọn cỏ non xanh mát bao trùm lấy không gian của bầu trời, nhuộm lên bầu trời ấy màu sắc của sự sống, khiến cho không gian bầu trời và không gian của mặt đất dường như hòa nhập làm một, cùng nhau đồng hành, cùng nhau làm cho mặt đất thêm rực rỡ, sống động hơn. Không chỉ có sắc xanh của ngọn cỏ, cái bao la, rộng lớn của bầu trời mà trên sắc xanh ấy lại được điểm xuyết bởi những cành lê trắng muốt, tinh khôi.

Những bông hoa lê trắng hò reo, hòa mình vào với sự sống của ngày xuân mà vươn những cánh trắng tinh khiết, nở rộ trong không gian, làm cho bức tranh mùa xuân càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sự sống. Làm cho tiết thanh minh trong tiết tháng ba càng thêm náo nức, nhộn nhịp, thanh minh là lễ hội lớn trong năm với hai phần lễ và hội đầy tươi vui, không chỉ diễn ra lễ Tảo mộ truyền thống mà đây còn là dịp lễ hội đầu xuân để những người trẻ tuổi vui chơi, kết bè kết bạn đầy náo nức. Vì vậy mà khi lễ hội Thanh minh diến ra, nam thanh nữ tú từ khắp mọi vùng đã kéo nhau về vui chơi, ngắm cảnh, người qua kẻ ại vô cùng tấp nập, nhộn nhịp.

Cũng giống như bao người trẻ khác, chị em Thúy Kiều cũng vô cùng hồi hộp, mong chờ đến ngày thanh minh để có thể hòa mình vào không khí của lễ hội. Là con cái trong một gia đình có truyền thống gia giáo, lại sống trong chế độ phong kiến xưa nên chị em Thúy Kiều ít khi ra khỏi cửa mà chỉ sống lặng lẽ, yên bình trong cảnh “chướng rủ màn che”, nhưng Thúy Kiều, Thúy Vân đều là những cô gái trẻ tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân của tuổi trẻ, luôn mang trong mình những tò mò khám phá cũng như những khát vọng tình yêu. Nên, dịp thanh minh này chính là một dịp lí tưởng để chị em có thể ra ngoài, thỏa sức vui chơi, khám phá, chị em Thúy Kiều sắm sửa từ đầu tóc, trang phục sao cho tươm tất nhất để đi chơi

Không khí của tiết thanh minh vô cùng nhọn nhịp, không chỉ có người qua kẻ lại tấp nập mà ngựa xe qua lại cũng nhiều như nêm, những tài tử giai nhân đi chơi đều xúng xính quần áo lượt là, bóng mượt nhất. Sự xuất hiện của những con người trẻ tuổi trong lễ Thanh minh làm cho không khí có phần vui tươi, náo nhiệt hơn. Trên đường du hành mùa xuân, chị em Thúy Kiều đã chứng kiến nhiều phong tục truyền thống trong ngày thanh minh, đó là những nén nhang nghi ngút, những thếp giấy tiền vàng tung bay trong không gian, đây cũng chính là những nghi thức không thể thiếu trong phần lễ của tiết thanh minh.

Thời gian tươi đẹp thường trôi qua vô cùng nhanh chóng , cùng với sự thay đổi của cảnh vật là sự thay đổi rõ nét trong tâm trạng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đúng như trong câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi”, thơi gian ngày xuân trôi nhanh tựa như thoi đưa, không gian náo nức, nhộn nhịp của ngày xuân, những lễ nghi đầy thú vị trong tiết ngày xuân cũng nhanh chóng kết thúc, thay thế vào đó là thời gian dần ngả về chiều, mặt trời ngà ngà ngả về phía tây, đây chính là dấu hiệu kết thúc của một ngày. Bầu trời cũng không còn trong xanh như khi ban sáng mà nhuộm đỏ không gian bởi một màu sắc tà tà.

Sắc chiều đến tựa như những chuyển động vô cùng chậm dãi, dường như không chỉ có con người lưu luyến ngày xuân đẹp đẽ, mà ngay cả những cảnh sắc cũng lụi dần phía sau bầu trời cũng rầu rĩ mà chậm chạp khác thường. Cảnh vật như chịu sự chi phối của cảm xúc, tình cảm của con người, nhưng những cảnh vật cũng có sự tác động trở lại đối với con người. Cảnh sắc chiều về như nhuốm vào tâm trạng con người một cảm xúc trầm buồm, nuối tiếc, sự nuối tiếc cảnh sắc ngày tàn này dường như vượt ra cảm xúc của những con người trảy hội mà thấm đượm cả vào cảnh sắc khiến cho cảnh sắc cũng mang một tông màu trầm, một sắc thái buồn thương.

Vui chơi một ngày dài, sau khi lễ hội kết thúc thì cũng là lúc mà chị em Thúy Kiều, Thúy Vân trở về nhà, dường như dư âm náo nhiệt của ban sáng vẫn còn nên chị em Thúy Kiều mang cảm xúc buồn thương man mát trở về nhà, dáng đi thơ thẩn, khuôn mặt lưu luyến đượm buồn khiến cho cảnh vật cũng như đeo tâm trạng mà trầm xuống theo. Những bước chân buồn bã qua khe suối, qua ngọn cỏ đều lưu luyến như không muốn rời, những ngọn tiểu khê bên đường dường như hiểu được tâm trạng của hai chị em mà thấm đượm màu buồn bã.

Khung cảnh xung quanh cũng thay đổi một cách rõ nét, không còn là vẻ nhộn nhịp, xanh tươi khoe sắc như tiết trời vào xuân ban sáng mà khi về chiều, phong cảnh cũng trở nên nhẹ nhàng, u buồn hơn, mọi thứ đều mang một màu thanh thanh, có phần nhạt nhòa như chính cảm giác của con người thời điểm hiện tại, không có cao trào, không xúc động cũng không náo nức rộn ràng mà mọi thứ trầm lắng lại thành những dư âm của một ngày đầy ấn tượng rộn ràng.

Ta có thể thấy rằng, trong cuộc đi chơi tiết Thanh minh chính là thời điểm mà cuộc sống của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân êm đềm và bình lặng nhất, được sống với đúng lứa tuổi, hòa nhập vào không khí của tuổi trẻ mà không phải lo toan trước những biến cố của cuộc sống như sau này.

Thảo Phương
2 tháng 10 2019 lúc 18:10

3)Những hạt bụi mưa tinh nghịch dạo chơi bên bậu cửa sổ , mới sáng sớm tôi đã háo hức thức dậy
để chuẩn bị cho một ngày lễ hội vui vẻ , bận rộn cùng Thúy Vân và Vương Quan. Tiết trời tháng ba
vừa se se nao nức lòng người , vừa tươi mới diệu kỳ ! Xa xa kia là đàn én đang chập chờn , chập
chờn ...
Trong tiết thanh minh , mọi vật đều bung mình khoe sắc rực rỡ , tươi tắn. Màu cỏ non xanh được
làn môi mềm của mưa xuân chạm khẽ trở nên đầy sức sống, trải dài tít tắp đến tận chân trời. Vườn
nhà cũng không kém phần rộn rã bởi tiếng chim nô nức kéo về tụ họp hát ca , trên những cành lê
màu hoa trắng dịu dàng thanh khiết đã e ấp nấp sau những tán lá . Những lễ hội mùa xuân khiến
cho mọi người trong làng ai cũng háo hức chuẩn bị từ sớm , tôi và hai em chọn cho mình những bộ
trang phục đẹp nhất để đi dự hội. Đã nhiều năm đi du xuân như hôm nay nhưng lòng tôi vẫn không
khỏi xốn xang niềm vui khó tả , nhìn mặt ai cũng tươi tắn khiến cho niềm vui đó còn nhân lên gấp
đôi. Có hai lễ hội chính được diễn ra đó là tảo mộ và đạp thanh. Chúng tôi thành kính thắp hương
khấn vái tổ tiên , mùi nhang trầm và tiền giấy hóa vàng hòa quyện trong không khí tạo một cảm giác
thật trang nghiêm ấm áp. Đây là phút giây xúc động để mọi người nhớ vêd những người thân đã quá
cố , trong hương thơm và hoa đẹp khấn cúng lòng ai cũng rưng rững những xúc động chân thành
nhất. Sau khi tảo mộ xong ai cũng nóng lòng tham gia lễ hội đạp thanh . Du xuân trên cỏ xanh quả là
một điều tuyệt vời nhất ! Mọi người còn tháo giày để đi chân trần cảm nhận sự tươi mát và sống
động của cỏ nơi lòng bàn chân , hạt mưa ban sớm còn đọng lại trên những nhánh cỏ giờ reo vui nhảy
nhót dưới chân chúng tôi. Gần xa nô nức trai thanh nữ tú đi trảy hội , dòng người chẳng mấy chốc
mà chật như nêm , ai cũng trao cho nhau những lời lời hỏi thăm và lời chúc tốt đẹp. Mọi người ca
hát , nghe đàn , thưởng rượu trên cỏ , những gánh hàng bán đồ ăn , đồ trang sức và vải vóc tấp nập
người ghé xem, ai ai cũng khóa lên mình áo quần lộng lẫy. Ánh nắng mùa xuân trong lành ấm áp rọi
trên cỏ non lấp lánh , rọi trên mái tóc của các nàng thiếu nữ yêu kiều . Ba chị em tôi dắt tay nhau
thưởng thức mọi hoạt động vui vẻ dưới không khí tràn đầy niềm vui đó. Thật đúng khi người ta có
câu : “ Ngày vui ngắn chẳng tày gang ”, cuộc vui nào rồi cũng phải đến lúc kết thúc. Đi từ buổi sáng
mà giờ đã quá chiều , chúng tôi chơi vui vẻ quên cả thời gian. Bóng mặt trời ửng đỏ cả một khoảng
trời đang khuất dần về phía Tây ,vài ánh nâng nhạt còn vung vãi xót lại trên những nhánh cỏ. Ai cũng

thơ 6 tiếc nuối khi lễ hội kết thúc , mọi người thu dọn đồ đạc, ngựa xe và hàng quán để ra về , không
gian trờ nên yên tĩnh hơn , trong lòng ạ cũng lâng lâng những cảm xúc vừa vui vẻ vừa luyến nhớ. Chị
em chúng tôi men theo dòng suối nhỏ để ra về , ba người vẫn còn xôn xao nói về những chuyện vui
đã xảy ra trong ngày . Cảnh vật chìm trong màu xanh thẫm lại , tiếng nước trong trẻo dưới chân cầu
làm tôi không khỏi xao xuyến ...
Một ngày xuân thật đáng nhớ với tất cả chúng tôi !

Diệu Huyền
2 tháng 10 2019 lúc 18:29

Tham khảo:

Đề 3 :

Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba

- tháng cuối cùng của mùa xuân.

Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận. Xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ, đầy sức sống.

Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm sóc phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường. Người thì ngựa xe, võng lọng theo hầu, người thì bận quần áo sặc sỡ, tất cả đả tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhịp. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Người ta thắp hương nơi phần mộ tổ tiên của mình.

Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường đỏ ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suổì kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua...


Các câu hỏi tương tự
Thư2302
Xem chi tiết
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Thành
Xem chi tiết
trung hải nguyễn
Xem chi tiết
Minh Vy Đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh Jmg
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Hi Ngo
Xem chi tiết