Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương anh Nguyễn

Đóng vai nhân vật lão hạc kể lại cảnh lão hạc bán chó

minh nguyet
5 tháng 8 2019 lúc 0:19

Tham khảo:

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi:

- Thế nó cho bắt à?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự

Tham khảo:

Nhà tôi chỉ có một mình tôi với một con chó là cậu Vàng, vợ tôi chết rồi, con trai thì đi bằn bặt, ở nhà lủi thủi một mình tôi chỉ biết làm bạn với con Vàng. Thế nhưng sau trận ốm dài tôi yếu đi nhiều không thể làm được việc gì mà giá cả vật chất cứ tăng lên vùn vụt, lại phải nuôi thêm một con chó nữa nên tôi quyết định bán con Vàng đi để bớt được tiền ăn hàng ngày và thêm được đồng nào hay đồng nấy. Hôm trước tôi sang nhà ông giáo tâm sự việc định bán con chó Vàng, ngay hôm sau tôi gọi người bán nó đi. Hôm ấy tôi gọi nó về nhà cho ăn, nó có biết gì đâu thấy tôi gọi thì vui mừng chạy về, nó đang ăn thì mấy thằng bắt chó xúm vào bắt nó, chỉ một lát đã cột chặt bốn chân nó. Nhìn nó bị bắt đi mà lòng tôi đau thắt lại, nó cứ nhìn tôi bằng ánh mắt oán trách như thể tôi lừa nó, tôi tự cảm thấy bản thân thật tệ bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Tôi kể lại chuyện này cho ông giáo nghe, ông đã an ủi tôi để tôi có thể nguôi ngoai phần nào và coi như là tôi hóa kiếp cho cậu Vàng để nó có thể có một kiếp sống sung sướng hơn.

Nguyen
5 tháng 8 2019 lúc 8:38

Tham khảo:

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi:

- Thế nó cho bắt à?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo!

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó… Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?...

Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng:

- Ðược ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 8 2019 lúc 9:27

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi:

- Thế nó cho bắt à?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo!

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó… Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?...

Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng:

- Ðược ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Quốc Đạt
5 tháng 8 2019 lúc 13:49

Mới đó mà đã ngót bảy năm trôi qua kể từ ngày tôi phẫn trí, bỏ quê đi phu đồn điền mãi tận Phú Riềng. Suốt những năm tháng đó, tôi đã phải sống cuộc đời cay cực, lầm than để bòn từng cắc bạc. Tương lai mờ mịt, tưởng chừng chẳng bao giờ còn được về lại quê hương. Cách mạng tháng Tám nổ ra, tôi cùng các dân phu tham gia Việt Minh đánh lại bọn chủ đồn điền và bọn thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng mình. Và hôm nay, tôi đã có thể trở lại quê xưa để gặp người cha già thân yêu sau bao năm cách biệt.

Trên suốt chặng đường về quê, tôi bâng khuâng ngắm nhìn từng cảnh vật. Khung cảnh làng quê tuy vẫn nghèo với những vườn cây vàng võ, những mái tranh tiêu điều, những mảnh ruộng cằn khô nhưng vẫn cảm nhận được khí thế cách mạng thể hiện qua nét mặt hân hoan của mọi người. Tôi miên man nghĩ về thầy tôi, không biết giờ này thầy đang làm gì, mắt đã mờ, chân đã chậm nhiều chưa? Tôi thấy mình có lỗi vì một phút nông nổi đã bỏ lại người cha già yếu mà đi. Bất giác, tôi ước mình có đôi cánh để bay nhanh về ngôi làng nhỏ bé, thân thuộc, nơi ấy có một người thân yêu đang ngóng đợi tôi về.

Mải suy nghĩ, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã bước về làng cũ. Vẫn còn đó cây đa, bến nước, sân đình,… Tất cả vẫn thân thuộc, gần gũi làm sao! Rồi những hồi ức, kỉ niệm của những tháng ngày sống kham khổ với rau chuối, củ riềng, củ ráy nhưng ấm áp hương vị quê hương lại ùa về nguyên vẹn trong tôi. Tôi hối hả bước về ngôi nhà tranh với bờ rào râm bụt đỏ quen thuộc, trong lòng vang lên tiếng gọi tha thiết: “Thầy ơi! Con đã về rồi!”.

Nhưng đáp lại tiếng kêu thảng thốt của tôi là cảnh im vắng của khu vườn rộng thênh, cỏ vườn tốt um, căn nhà heo vắng, không thấy bóng dáng của thầy, Cậu Vàng đâu, sao không chạy ra đón?... Sự ngạc nhiên cùng tâm trạng bồn chồn lo lắng cùng lúc xuất hiện trong lòng tôi. Tôi khẽ khàng đẩy cánh cửa. Trời ơi! Một cảnh tượng thê lương đập vào mắt khiến tôi khuỵu xuống. Trên ban thờ cũ kĩ có thêm một bát hương mới. “Có lẽ nào, cha tôi đã…” Tôi đã không dám nghĩ tiếp, vội chạy sang nhà ông giáo, người mà trước đây thầy tôi vẫn hay tâm sự, truyện trò để hỏi thăm.

Ông giáo đón tôi với vẻ mặt trầm buồn, rồi ông chậm rãi kể cho tôi nghe những ngày tháng cuối cùng của thầy tôi trước khi rời xa thế giới này. Thì ra, suốt những năm qua,

thầy tôi sống tằn tiện, chắt chiu, cực khổ, bòn từng hào lẻ để dành dụm cho tôi. Ông trời lại khéo trêu cợt khiến thầy gặp phải trận ốm thập tử nhất sinh, tiền bạc dành dụm bấy lâu cũng đội nón ra đi. Bồi thêm trận bão làm cho hoa màu trong vườn điêu tàn khiến cuộc sống của thầy tôi lại càng cơ cực. Cuối cùng thầy đã bán con Vàng - niềm vui tuổi già của thầy trong tột cùng đau xót và chọn một cái chết tức tưởi, đớn đau nhằm chấm dứt tình trạng sống mòn để giữ cho tôi chút tài sản cuối. Tai tôi ù đi, lòng tôi tê tái khi nghe câu nói của ông giáo: “Đây là văn tự mảnh vườn mà ông cụ đã cố để lại cho anh trọn vẹn. Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.

Cầm tờ văn tự trong tay, tôi như người mộng du theo chân ông giáo ra bãi tha ma cuối làng. Khung cảnh nghĩa địa buồn hiu hắt dưới ráng chiều chạng vạng. Trên mộ thầy tôi cỏ mọc xanh tốt như thể được chăm chút thường xuyên. Liệu có phải ông trời thương xót thầy tôi mà độ cho không?

“Đốt nén hương thơm mát dạ người. Con đã về đây ơi thầy ơi!”. Tôi nghẹn ngào gọi thầy trong tâm tưởng. Thầy ơi! Đứa con bất hiếu đã trở về bên thầy đây. Thầy ơi! Con vô cùng hối hận vì trong lúc phẫn chí đã bỏ quê đi, bỏ lại thầy một mình, thân già quạnh quẽ, cô đơn không người nương tựa. Những khi trái gió, ốm đau, một mình thầy chịu đựng mà không một lời trách cứ về con. Thầy ơi! Con đã hiểu công ơn, tình cảm yêu thương vô bờ thầy đã thầm lặng dành cho con bao lâu nay. Thầy đã ngày đêm thương nhớ, lo lắng, mong ngóng con trở về. Mọi suy nghĩ, việc làm của thầy đều hướng về con. Thầy sống tằn tiện, kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng là để vun vén cho con. Thầy đã hi sinh cả điểm tựa tinh thần, niềm vui của tuổi già, cả mạng sống của chính mình cũng là vì hạnh phúc của con. Con cũng hiểu và căm giận vô cùng cái xã hội thực dân nửa phong kiến tối tăm, ngột ngạt, bất công đã đẩy thầy và những người có nhân cách cao đẹp vào cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chọn cái chết thảm thương. Nếu có thể cho thời gian quay trở lại, con nguyện sẽ không bao giờ rời bỏ thầy trong cô đơn, hiu quạnh mà đi. Nhưng giờ đây, mọi sự hối hận đều đã muộn màng, con xin thầy tha thứ cho con và ở nơi suối vàng, xin thầy hãy bình an yên nghỉ! Thầy hãy yên tâm về con thầy nhé! Con sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, ngay thẳng, trung thực như thầy đã từng sống. Mảnh vườn thầy đã giữ lại bằng chính mạng sống, con sẽ vun xới, chăm chút để cho ra nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng thầy.

kayuha
5 tháng 8 2019 lúc 14:41

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi:

- Thế nó cho bắt à?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo!

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó… Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?...

Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng:

- Ðược ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Nguyen
10 tháng 8 2019 lúc 10:27

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi:

- Thế nó cho bắt à?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo!

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó… Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?...

Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng:

- Ðược ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.


Các câu hỏi tương tự
CHUỐI là nhất
Xem chi tiết
Phí Thu Trang
Xem chi tiết
Trường Thành
Xem chi tiết
Hemy Pham
Xem chi tiết
Nguyễn An Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nè Hường
Xem chi tiết
Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Quynh Anh
Xem chi tiết