Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hàn Thiên Dii

đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách về di tích lịch sử nào đó thời ngô, đinh, tiền lê hoặc lý.

Sách Giáo Khoa
26 tháng 2 2020 lúc 8:43

Hình như câu hỏi này thiên về văn hơn. Nhưng thôi tham khảo nhé!

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc địa phận thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 25 Km về phía Bắc. Khu di tích được bao bọc bởi dãy núi đá Tràng Kênh hùng vĩ, phía trước là con sông Bạch Đằng huyền thoại, sườn phía Nam là dòng sông Giá hiền hòa. Đây vốn là khu di tích được nhân dân phục dựng, trở thành một quần thể các công trình kiến trúc, nghệ thuật tín ngưỡng, tâm linh, với kiến trúc quy mô bề thế, khang trang được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 trên khu đất đắc địa. Khu di tích cũng đang được nhân dân Hải Phòng lập đề án xây dựng thành công viên Chiến thắng Bạch Đằng - tương lai sẽ trở thành địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

Từ cổng chính, du khách có thể đi xe khoảng 500m vào tới nhà tiếp đón. Ở đây du khách gửi lại xe để đi bộ vào tham quan, hành lễ, có bộ phận trông giữ xe miễn phí cho khách. Mọi người cũng có thể vào nhà đón tiếp nghỉ ngơi, uống nước trước và sau khi tham quan. Trong nhà đón tiếp kê rất nhiều những bộ bàn ghế đóng kiểu tràng kỷ bằng gỗ. Quanh hiên nhà, cách đoạn lại bố trí bình nước lọc để khách tự phục vụ, với lời mời lịch sự viết trên các biển để bên.

Từ nhà đón tiếp đi bộ vào tham quan hết hệ thống di tích với đoạn đường chừng 2Km. Dọc đường đi, chúng tôi được chiêm bái một hệ thống đền thờ, miếu viện, tượng đài thờ tự và vinh danh các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc. Qua nhà trưng bày hiện vật là đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành, người đã đánh thắng quân Tống xâm lược năm 981. Tiếp đó là Trúc Lâm thiền tự, nơi thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, rồi đền thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người đã chỉ huy đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, cũng bằng thế trận cọc nhọn ngay trên khúc sông này. Tiếp đến là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Phía cuối gần tiếp giáp bờ sông Bạch Đằng là đền thờ Đức Vương Ngô Quyền, vị Tổ trung hưng, người đã làm nên chiến thắng lịch sử, đánh tan mấy vạn quân Nam Hán năm 938 ngay tại chính nơi đây, đem lại nền độc lập, mở ra kỷ nguyên tự chủ cho đất nước.

Đền thờ Ngô Vương Quyền được khởi công xây dựng ngày 1/6/2011, hoàn thành ngày 11/11/2011, tọa lạc uy nghi, bề thế trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Bước chân đến trước cổng, chiêm bái ngôi đền, chúng tôi vào đền dâng lễ, thắp hương, lòng trào dâng tâm trạng tự hào và một cảm xúc khó tả. Con cháu họ Ngô hiện luôn trăn trở bởi lý do: từ trước đến nay, thăm viếng các di tích thờ tự Ngô Vương Quyền, trên khắp đất nước chưa thấy chỗ nào có một công trình tầm cỡ, tương xứng với công lao, sự nghiệp của Đức Vua. Thì đây chính là công trình đáp ứng được yêu cầu đó. Chúng tôi cứ thầm hỏi: không biết bao giờ Thủ đô Hà Nội mới xây dựng được một công trình tưởng niệm Đức Vua Ngô Quyền xứng tầm như thế này.

Suốt dọc đường đi từ nhà trưng bày đến đây, tiếng nhạc thiền ru dương, êm dịu phát ra từ những chiếc loa bên đường tạo nên không khí thanh bình, cộng với những làn gió mát dịu mang theo hơi nước từ dười mặt sông, khiến tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái.

Phía bờ, nơi nhô lấn ra ngoài sông là tượng đài 3 vị anh hùng dân tộc đã làm nên những chiến thắng lịch sử trên khúc sông này: Đức Vương Ngô Quyền, Đức Hoàng đế Lê Đại Hành và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhìn những bức tượng uy nghi, mắt dõi nhìn thẳng xuống dòng sông như đang chi huy trận đánh. Tượng mang dáng vẻ uy phong, hùng dũng nhưng sắc thái cũng toát lên vẻ độ lượng, khoan hòa. Chúng tôi đã được chiêm ngưỡng tượng đài Ngô Vương Quyền ở một số nơi, nhưng chưa bức tượng nào có thần thái sống động như tượng Ngô Vương ở đây. Cám ơn họa sỹ thiết kế và những người thợ đúc với bàn tay khéo léo đã tạo dựng được những tác phẩm nghệ thuật đẹp, có giá trị cao.

Tham quan bãi cọc giả định dưới chân khu tượng đài, tự nhiên dấy lên cảm xúc tự hào, nhưng lại sực nhớ hôm nay là ngày 17/2. Ngày này cách đây 38 năm, quân xâm lược phương Bắc đã ồ ạt tràn vào nước ta suốt dọc tuyến biên giới, giết hại dân lành, cướp phá tài sản, biết bao chiến sỹ, đồng bào đã ngã xuống trước họng súng tàn ác, man rợ của quân thú, bỗng trong tim lại thấy nhói đau. Điều này nhắc nhở dân ta phải không ngừng nâng cao canh giác.

Vào thăm khu di tích Bạch Đằng Giang, thêm một điều chúng tôi tâm đắc nữa là: công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh cũng như ý thức của khách đến thăm rất tốt. Có thể chủ quan mà nói rằng, công tác quản lý và phục vụ nơi đây là một trong những hình mẫu để các nơi khác học tập, rút kinh nghiệm. Suốt hành trình tham quan, vãn cảnh, chúng tôi không hề thấy hiện tượng ăn xin, ăn mày, không có cảnh quán hàng, chèo kéo; không thấy ai xả rác, vứt bừa, không hề thấy hiện tượng bạc lẻ cài tay Phật Thánh... Đội ngũ nhân viên vệ sinh làm việc luôn tay, đồ vật, sàn nhà lúc nào cũng được lau chùi sạch sẽ.

Riêng có một điều làm cho mọi người thấy không hài lòng là: nhà máy xi măng ngay sát di tích, thậm chí cả trong khu di tích vẫn đang hoạt động. Nhìn một số ngọn núi xung quanh đang bị khai thác nham nhở làm phá vỡ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích.

Hy vọng Thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Công ty xi măng Tràng Kênh và Ban Quản lý Di tích Bạch Đằng Giang nhanh chóng có phương án, sớm di dời nhà máy xi măng đi nơi khác, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan tổng thể cho khu di tích, nhằm phục vụ tốt nhất nhân dân đến tham quan, chiêm bái.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
26 tháng 2 2020 lúc 9:53

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc, Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Khu Di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Tương truyền, thành đắp đến đâu, xây luỹ đến đó, cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành Trung là Đầm Cả, có năm con ngòi đưa nước vào thành Trung và thành Nội, tạo vòng khép kín, rất thuận lợi cho việc lập căn cứ bộ binh, thuỷ binh linh hoạt. Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng hai, ba chục mét. Vào thời đó, vũ khí chỉ là gươm, giáo và cung tên, quy mô thành Cổ Loa tỏ ra rất kiên cố.

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm 1687 đời vua Lê Hi Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.

Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Duy Dũng Hoàng
Xem chi tiết
cao thu vo lam
Xem chi tiết
pham huu huy
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Lê hà khánh minh
Xem chi tiết
Hoàng Trọng Chính( ɻɛɑm...
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết