Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ly Miêu

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

(Văn bản RỪNG CỌ QUÊ TÔI)

a) Văn bản trên viết về đối tượng nào ? Đối tượng được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn ? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không ? Vì sao ?

b) Nêu chủ đề của văn bản trên

c) Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d) Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.

Mjk cần gấp nhé, cám ơn !! ^.^

Đạt Trần
25 tháng 8 2017 lúc 14:19

Hỏi đáp Ngữ văn

Lý Nguyệt Viên
25 tháng 8 2017 lúc 14:27

a. đối tượng văn bản là : rừng cọ. đối tượng đc trình bày theo trình tự miêu tả .theo em, không thể thay đổi trình tự này đc. Vì, nếu thay đổi sẽ không thể xoay quanh về chủ đề.

b.chủ đề của văn bản :hình ảnh của rừng cọ đc gắn bó với con người sông Thao.

c.chứng minh :

đoạn 1 : Miêu tả bộ phận của cây cọ

đoạn 2 : Sự gắn bó cây cọ vs người dân

đoạn 3 : Lợi ích cây cọ

=> các đoạn đều xoay quanh chủ đề hình ảnh, vai trò cây cọ vs đời sống của người dân

d. các từ ngữ thể hiện chủ đề :

rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ

các câu thể hiện chủ đề :

- chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng

- cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ

- người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
25 tháng 8 2017 lúc 14:29
a) Văn bản trên viết về đôi tượng rừng cọ quê tôi và về vấn đề : sự gắn bó giữa cuộc sống của người dàn sông Thao với rừng cọ quê mình. Các đoạn văn đã trình bày dối tượng và vấn đề theo một thứ tự : - Giới thiệu chung về rừng cọ. - Miêu tả rừng cọ. - Sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân sông Thao với rừng cọ. - Tinh cảm của người sông Thao với rừng cọ. Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, rành mạch, không thể thay đổi được. b) Chủ đề của vãn bản : Rừng cọ và sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân sông Thao với rừng cọ. c) Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản từ nhan dề đến các ý triển khai xoay quanh đối tượng rừng cọ : miêu tả các bộ phận của cây cọ, cả rừng cọ; nói về sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân với rừng cọ (trong cuộc sống sinh hoạt, lao động; trong cuộc sống tinh thần). d) Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ dề của văn bàn - Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,... - “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao què tỏi, rừng cọ trập trùng.“, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.“
Mai Hà Chi
25 tháng 8 2017 lúc 14:54

a. - Căn cứ để em biết văn bản trên nói về Rừng cọ quê tôi là nhan đề của tác phẩm Rừng cọ quê tôi.

- Phần đầu của bài văn miêu tả đời sống của cây cọ. Phân sau nói đến mối quan hệ giữa cây cọ và cuộc sống, sinh hoạt của con người. Phần này tác giả lặp lại nhiều lần từ ngữ rừng cọ.

+ Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ.

+ Ngôi nhà tôi cũng khuất trong rừng cọ.

+ Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ.

- Phần cuối nói về sự gắn bó giữa con người và cây cọ.

- Các phần ý lớn trong phần thân bài đã được sắp xếp rất rành mạch, liên tục.

+ Đặc điểm và đời sống cây cọ.

+ Mối quan hệ của tuổi thơ với cây cọ.

+ Sự gắn bó của cây cọ đối với đời sống và sinh hoạt.

Vì vậy, theo em không thể thay đổi được sự sắp xếp này.

b. Văn bản Rừng cọ quê tôi toát lên tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ. ..

c. Văn bản Rừng cọ quê tôi toát lên tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ, thể hiện ở hai câu trực tiếp nói về tình cảm đó:

- “Chẳng có nói nào đẹp như sông Thao quê tôi…”

- “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình…”

- Miêu tả rừng cọ trước sau đó mới nói đến sự gắn bó giữa cuộc sống người dân sông Thao với rừng cọ là một trật tự hợp lí; vì: phải miêu tả cho người đọc biết trước đối tượng (rừng cọ) như thế nào để từ đó nhận thấy mối gắn bó bền chặt của con người miền đất sông Thao với cây cọ.

+ Có thể chứng minh qua nhan đề

d. Tìm thêm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện ở chủ đề: là các từ ngữ, các câu thể hiện sự gắn bó người dân sông Thao với rừng cọ.

- Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,…


Các câu hỏi tương tự
thu nguyen
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Nam Đang Phuong
Xem chi tiết
han nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Giang
Xem chi tiết
Trần Hải
Xem chi tiết
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
Hoa Viên
Xem chi tiết
ThanhSungWOO
Xem chi tiết