* Đọc văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Bài văn nói về vấn đề gì? Hãy tìm câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
2. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
3. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
4. Theo em, vì sao tác giả lại nhận định: “Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”?
5. Tìm những câu nói của Bác được tác giả dẫn trong văn bản. Theo em, những câu nói ấy có giá trị gì trong việc làm rõ vấn đề nghị luận.
6. “Đức tính giản dị có cần thiết trong cuộc sống”? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu).
Mọi người giúp mình nha, mình cần gấp lắm!
1. Bài văn nói về đức tính giản dị của bác hồ
LÀ câu :đức tính giản dị của bác hồ
2.bài văn có thể chia làm 2 phần
Mb :đn 1,2 nhận định về đức tính của bác hồ
Tb : còn lại chứng minh đức tính giản dị của bác hồ
3. Trong tính cách của bác
-Giản dị trong cách nói và viết
-Giản dị trong tác phong sinh hoạt , quan hệ với mọi người , từ bữa cơm hay ngôi nhà sàn ,cách ăn mặc ,..... Đều rất giản dị
6.Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn
viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế
nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt
cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba
mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ,
màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn.
Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với
văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không
ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu
chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà
thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch
nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không
sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện
hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn
tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống
"như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với
thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại
ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"