- Thông tin về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki.
+ Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.
+ Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động.
+ Ông mồ côi cha từ khi 3 tuổi.
+ Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.
+ Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.
+ Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.
+ Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa khoa học và nghệ thuật.
Khoa học | Nghệ thuật |
- Lao động tinh thần trên cơ sở tư duy logic - tư biện. - Biện pháp chính là trừu tượng hóa. - Sinh ra sản phẩm vật chất cụ thể - Các sản phẩm tinh thần chỉ là trung gian. - Kinh nghiệm tri thức là nền tảng. - Cần có óc tưởng tượng phi thường và khả năng chăm chú thế giới. - Tách xa các quan niệm triết học - độc lập với các quan hệ này - vì đối tượng của khoa học là tự nhiên. - Có cơ chế sáng tạo gần gũi với sáng tạo nghệ thuật (thí dụ như những vấn đề đặt ra trong Heuristik - phát hiện học rất đúng với quá trình sáng tác). - Nhà khoa học có thể làm việc độc lập với các biến động và sinh hoạt xã hội. - Sự cô đơn tính chất độc lập, cá tính sáng tạo là cần thiết. - v v | - Lao động tinh thần trên cơ sở cảm quan hình tượng. - Biện pháp là nhập cảm kết hợp với suy đoán trừu tượng. - Sinh ra sản phẩm tinh thần không có con đường tác động trực tiếp vào sản xuất vật chất như khoa học. - Con đường gián tiếp này càng ngày càng dài ra. - Kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng. - Cần có óc tưởng tượng phi thường nhờ khả năng liên tưởng "vô qui tắc" - cần khả năng chăm chú thế giới. - Gắn chặt với các quan niệm triết học - đối tượng là con người với tư cách là sản phẩm của xã hội và của tự nhiên (vế thứ hai này hay bị lãng quên một cách vô thức). - Nghệ sĩ chỉ có thể làm việc sáng tạo khi hòa nhập mình với đời sống xã hội - sự ở ẩn chẳng qua là một cách tổ chức công việc mà thôi. - Sự cô đơn trong suy nghĩ, tính độc lập của nhân cách và cá tính sáng tạo là cần thiết. |