Viết: Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thị vừa mở của đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở của, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bị cho cô chủ tiệm, ấp úng: “Cô ơi! Tiền này không phải của con". Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế nào...

(2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn có, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm.

a) Hãy so sánh đoạn văn (l) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc?

b) Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác so với cách kết thúc trong bài đọc?

c) Vì sao có thể nói việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?

datcoder
30 tháng 6 2024 lúc 12:19

a) Ở đoạn văn 1 có sự sáng tạo thêm về chi tiết lời nói của nhân vật bạn Hải, còn ở đoạn mở đầu bài Cậu bé và con heo đất chỉ có lời kể của người dẫn chuyện

b) Cách kết thúc của đoạn văn 2 có bổ sung thêm chi tiết ở đầu đoạn

c) Vì việc mở đầu và kết thúc của 2 đoạn văn trên chỉ sáng tạp thêm những chi tiết hoặc lời thoại của nhân vật để làm tăng thêm sự sáng tạo cho đoạn văn