Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Người vợ - Em mua được đủ các thứ rồi đây. Các ông, các bà ấy cứ xúm lại hỏi thăm anh, ai cũng mừng cho mẹ con em. Con nó đâu, sao anh lại ngồi một mình thế?
Người chồng - Bỏ các thứ ấy rồi đi đi.
Người vợ - Ô hay! Đi đâu?
Người chồng - Muốn đi đâu thì đi. Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!
(Nguyễn Đình Thi, Cái bóng trên tường)
a. Xác định các câu rút gọn và câu đặc biệt có trong lời thoại ở đoạn trích trên. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai kiểu câu này.
b. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần tình thái, thành phần phụ chú,...) vào câu “Bỏ các thứ ấy rồi đi đi!”. Nhận xét sự khác biệt giữa câu trong đoạn trích và (các) câu em vừa viết.
c. Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu được in đậm trong đoạn trích trên. Xác định câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép và nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu ấy.
a.
- Câu rút gọn:
+ Bỏ các thứ ấy rồi đi đi.
+ Đi đâu?
+ Muốn đi đâu thì đi
- Câu đặc biệt: Ô hay!
- Dấu hiệu:
+ Câu rút gọn là câu có thể khôi phục lại thành phần rút gọn.
+ Câu đặc biệt là câu không thể phân tích theo cấu tạo.
b.
-Thêm trạng ngữ: Bây giờ em bỏ các thứ ấy xuống rồi đi đi!
- Nhận xét sự khác biệt
+ Câu trong đoạn trích: thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ, ra lệnh, yêu cầu.
+ Khi thêm thành phần phụ của câu, câu dài hơn và không bộc lộ hết được sự dứt khoát của nhân vật.
c. Phân tích cấu trúc ngữ pháp
Em / mua được đủ các thứ rồi đây.
CN VN
→ Câu đơn
Các ông, các bà ấy / cứ xúm lại hỏi thăm anh,// ai / cũng mừng cho mẹ con em.
CN1 VN1 CN2 VN2
→ Câu ghép
Tôi // không muốn nhìn thấy cô nữa!
CN VN
→ Câu đơn
- Tác dụng của việc lựa chọn câu đơn: Diễn đạt các ý đơn giản, cô đọng, súc tích cho câu văn.
- Tác dụng của việc lựa chọn câu ghép: Diễn đạt các ý phức tạp, cung cấp nhiều thông tin hơn trong một câu.