Bài viết số 1 - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Văn Lĩnh :))

Đề thi giữa học kì II lớp 7

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau:ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
 như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình

Ánh trăng,, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ             B. Tự do           C. Năm chữ            D. Lục bát

Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

A. Rưng rưng             B. Lo âu         C. Ngại ngùng           D. Vô cảm

Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

A.    Hồi nhỏ                                                                       B.Hồi về thành phố

C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.      D.Hồi chiến tranh.

Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình      B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng                  D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói        B. Bảo           C. Thấy        D. Nghĩ

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể- như là sông là rừng”?

A. Nhân hóa     B. So sánh   C. Nói quá                             D. Nói giảm, nói tránh

Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.

B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?

A. Vì tác giảchợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.

B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.

C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.

D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

II. LÀM VĂN 

            Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
gấu béo
Xem chi tiết
Hoàng Thị Linh
Xem chi tiết
42.Khánh Vân 7/4
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn thị xuân
Xem chi tiết
Mai Trần Phương Vy 7A8
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết