I, Mở bài
Đất nước Việt Nam ta giàu đẹp bởi có “Rừng vàng biển bạc”. Rừng mang lại vẻ đẹp thiên nhiên cho con người, nó còn cung cấp cho chúng ta lâm sản và những động vật quý hiếm. Đặc biệt, còn bảo vệ sự sống cho con người. Chính vì vậy mà sách giáo khoa đã nhận định: “Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”
II, Thân bài
1, Rừng là gì/
- Rừng là một trong những yếu tố của thiên nhiên, nó là môi trường để duy trì sự sống cho con người, làm cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
2, Vì sao ta phải bảo vệ rừng? Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
- Rừng chống xói mòn do nước lũ gây ra.
- Rừng đem lại rất nhiều lợi ích cho con người.
- Cung cấp một lượng ô xi lớn để duy trì sự sống cho con người
- Rừng chống xói mòn, lở đất, ngăn nước lũ
- Rừng là tấm rào chắn, chống lại bão gió, lũ lụt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trồng lương thực và hoa màu.
- Rừng còn cung cấp cho chúng ta gỗ, nấm, những động vật quý hiếm
Nếu không có rừng thì con nhười sẽ bị hạn chế về các mặt, đặc biệt thiếu ô xi, dẫn đến tình trạng đe dọa sự sống của con người, vì vậy mà bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3, Ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?
- Trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng.
-Nghiêm trị những kẻ lâm tặc đang tay phá rừng.
- Không săn bắn động vật quý hiếm, nếu phát hiện có ổ buôn bán động vật quý hiếm thì phải báo cho chính quyền biết để xử lí
4 Liên hệ trong cuộc sống
- Rừng có tác động lớn đối với con người nhưng hiện nay vẫn còn nhiều kẻ hám lợi về kinh tế nên dã tâm chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm. Với những kẻ ấy chúng ta phải lên án và trừng trị theo đúng pháp luật.
III Kết bài
- Hiểu được lợi ích của rừng
- Khiến chúng ta cảm nhận được trách nhiệm phải bảo vệ cây cối xung quanh mình và nhà trường
- Trong nhà trường ta phải phát triển cây cối ở vườn sinh vật, bảo vệ cây xanh ở nơi công cộng.
- Trong gia đình ta phải trồng cây cảnh và trồng các chậu hoa.
Có như vậy mới duy trì sự sống.
Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.
Thực sự rừng có ích lợi gì?
Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.
Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.
Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.
Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.
Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.
Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Chúc bạn học tốt:)).
1/MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
- Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (tích cực và tiêu cực)
2/TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường (cái này có trong sách GDCD đó bạn)
- Chứng minh việc phá rừng là tổ hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có khong khí trong lành, thực vật héo khô... )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.