Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chowed

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG III

ĐỀ 01

I/Trắc nghiệm (4đ ): Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1 : Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:

A.NaHCO3, Na2CO3 B.Na2CO3, NaHCO3

C.Na2CO3 D.Không đủ dữ liệu để xác định

Câu 2:Cho giấy quì tím vào dung dịch đựng nước, sục khí CO2 vào . Đun nóng bình một thời gian. Màu của quì tím:

A. Không đổi màu

B. Chuyển sang màu đỏ.

C.Chuyển sang màu đỏ, sau đó lại chuyển sang màu tím

D.Chuyển sang màu xanh.

Câu 3: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:

A.Đun SiO2 với NaOH nóng chảy

B.Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng

C.Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3

D.Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl

Câu 4 : Khi cho HCl đặc dư tác dụng với cùng số mol các chất sau, chất nào cho lượng Cl2 lớn nhất?

A. KMnO4 B. MnO2 C. KClO3 D. KClO

Câu 5: Vì sao người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi?

A.Nước đá khô có khả năng hút ẩm

B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa

C. Nước đá khô có khả năng khử trùng

D. Nước đá khô có khả năng dễ hóa lỏng

Câu 6: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

A. Na, Mg, Al, K B. K, Na, Mg, Al C. Al, K, Mg,Na. D. Mg, K, Al,Na

Câu 7: Khi cho nước tác dụng với oxit axit không tạo thành axit, thì oxit đó có thể là :

A. SiO2 B. CO2 C. SO2 D. NO2

Câu 8: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:

A. Clo độc nên có tính sát trùng

B. Clo có tính oxi hoá mạnh

C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh

D. Một nguyên nhân khác

II/Tư luận ( 6đ )

Câu 1 :(2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

C -> CO -> CO2 -> K2CO3 -> KHCO3

Câu 2 :( 1đ ): Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl, CO2 và O2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 3 :(3đ ) Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.

a)Viết phương trình hóa học xảy ra

b) Giá trị của a là bao nhiêu?

c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng

Minh Thương nguyễn Thị
17 tháng 1 2018 lúc 16:36

I)Trắc nghiệm

Câu 1 : B ( Phụ thuộc vào tỉ lệ số mol của CO2 và NaOH mà có thể tạo muối Na2CO3 hay NaHCo3 hay hh cả 2 muối , nhưng nếu theo thứ tự thì phải tạo muối Na2CO3 trước )

Câu 2 : C ( Vì H2CO3 là axit yếu )

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : B

Câu 6 : B

Câu 7 : A ( SiO3 không tác dụng được với nước )

Câu 8 : C

II) Tự luận :

Câu 1 :

\(C+Co2-^{t0}->2CO\)

\(CO+CuO-^{t0}->Cu+CO2\uparrow\)

\(CO2+2KOH->K2CO3+H2O\)

\(K2CO3+CO2+H2O->2KHCO3\)

Câu 2 :

Cho quỳ tím ẩm vào từng lọ

- Lọ nào chứa khí làm cho quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay là khí Cl2

PTHH : \(Cl2+H2O->HCl+HClO\)

- Lọ nào chứa khí làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt là khí CO2

PTHH : \(CO2+H2O⇌H2CO3\)

- Lọ nào chứa khí làm cho quỳ tím hóa đỏ thì đó là khí HCl

- Lọ nào chứa khí không làm quỳ tím đổi màu thì đó là O2

Câu 3 :

Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nCuO=\dfrac{40}{80}=0,5\left(mol\right)\\nKOH=0,1.1=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

a) PTHH :

\(2CuO+C-^{t0}->2Cu+CO2\uparrow\)(1)

0,5mol....................................0,25mol

\(CO2+2NaOH->Na2CO3+H2O\) (2)

............0,3mol............0,15mol

Vì Na2CO3 không có khả năng td với KOH nên => Trong A còn chứa NaHCO3

\(CO2+NaOH->NaHCO3\) (3)

............0,1mol..............0,1mol

2NaHCO3 + 2KOH - > Na2CO3 + K2CO3 + H2O (4)

0,1mol........0,1mol...........0,05mol......0,05mol

=> nNa2CO3 = 0,25 - 0,1 = 15(mol)

b) CMNaOH = a = \(\dfrac{0,3+0,1}{0,1}=4\left(M\right)\)

c) thành phần % các muối thu được sau phản ứng là :

Ta có :

mNa2CO3 = 0,15+0,05 = 0,2(mol)

mK2CO3 = 0,05 mol

=> %mNa2CO3 = \(\dfrac{0,2.106}{0,2.106+0,05.138}.100\%\approx75,44\%\)

%mK2CO3 = 100% - 75,44% = 24,56%

Vậy...


Các câu hỏi tương tự
I love you
Xem chi tiết
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Nam
Xem chi tiết
Huỳnh Trung Nguyêna6
Xem chi tiết
Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Tuấn Trần
Xem chi tiết
Thi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết