Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Ngân

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 HK II – NĂM HỌC 2017 - 2018

Câu 1. Trình bày diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất? Nhân dân ta chống Pháp như thế nào?

Câu 2. Vì sao nói nhà Nguyễn ngày càng lún sâu vào con đường đầu hàng? Em có đánh giá như thế nào về tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn?

Câu 3. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 4. Em hãy so sánh khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế. Thất bại của hai cuộc khởi nghĩa trên nói lên điều gì?

Câu 5. Em hãy trình bày tình hình xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Tại sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?

Câu 6. Nêu nội dung chính trong các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cải cách đó không thực hiện được? Theo em, nhà nước Việt Nam hiện nay rút ra được những bài học nào từ những đề nghị cải cách ở thế kỉ XIX?

Câu 7. Trình bày nội dung chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 8. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào?

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 14:12

C2

Dù một điều không thể phủ nhận là các vua Nguyễn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Nhưng các vua nhà Nguyễn lại lựa chọn đường lối không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam đặt ra, để rồi không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc, khủng hoảng về mọi mặt khó có thể chống đở nổi trước âm mưu và hành động xâm lược của một đế quốc hùng mạnh – Pháp. Nhưng chính giai cấp phong kiến phải chịu về sự suy yếu này, trong triều kẻ bàn hòa, người bàn đánh, khi giặc đánh tới kinh thành mà còn mơ hồ không có cách đối phó, để rồi dần dần nước ta bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. Còn người đứng đầu – vua Tự Đức tuy có ý cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhưng lại thiếu quyết đoán luôn luôn trong chờ vào ý kiến của quan lại trong triều, để rồi những cải cách của các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ với 58 bản điều trần nhưng cũng bị lãng quên trong ngăn tủ

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 14:18

C4

Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương

*Giống nhau:

Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Đều thất bại

*Khác nhau:

-Lãnh đạo:

Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám Mục tiêu: Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội. Địa bàn hoạt động: Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. Xếp hạng Câu hỏi liên quan Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? So sanh cuoc khoi nghia yen the co dac diem gi khac so voi cac cuoc khoi nghia cung thoi? Giup minh voi.Khoi nghia yen the co nhung dac diem gi khac so voi cac cuoc khoi nghia cung thoi?thánh nha.? Ve cuoc khoi nghia yen the(lich su)? 1.Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa yên thế là j? Trả lời câu hỏi Cho mình hoi về hồ chí minh? Việc nhân dân lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc nói lên được điều gì? 1.Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị những gì để chống pháp? Đến năm 1793 cách mạng nước pháp đạt đến đỉnh cao hay ch? vì sao? Tính chất: PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát. Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Nguyên nhân thất bại :

- ko liên kết phong trào cả nước

- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến

- Lực lượng ít -

Địa bàn hoạt động hẹp

- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...

Anh Thu To Nguyen
17 tháng 4 2018 lúc 18:11

Câu 5: Tình hình VN nửa cuối TK XIX:

- Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời

- Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt

- Nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống chính quyền nhà Nguyễn

=> Trào lưu cải cách Duy Tân ra đời

Anh Thu To Nguyen
17 tháng 4 2018 lúc 18:14

Câu 6:

- Nội dung của các đề nghị cải cách là về: kinh tế, xã hội, ngoại giao, quân sự,....

Những cải cách đó ko thực hiện được vì:

- Các đề nghị mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc

- Chưa giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam

- Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực

Anh Thu To Nguyen
17 tháng 4 2018 lúc 18:19

Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần I:

1) Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Chia Việt Nam ra làm 3 kì nhằm dễ cai trị và chia rẽ khối đoàn kết

- Người pháp trực tiếp quản lí từ trung ương đến địa phương

2) Chính sách kinh tế:

a) Nông nghiệp:

- Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồn điền

b) Công nghiệp:

- Phát triển công nghiệp nhẹ

c) Giao thông vận tải:

- Xây dựng đường bộ và đường sắt nhằm phục vụ cho mục đích khai thác nguyên vật liệu và mục đích quân sự

3) Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Mở một số trường dạy tiếng pháp nhằm đào tạo tầng lớp tay sai

- Duy trì nền giáo dục phong kiến

- Mở một số cơ sở y tế, văn hóa

Nguyễn Thị Thảo
29 tháng 4 2018 lúc 21:15

Câu 1: Em hãy trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ I của Pháp ở VN ? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công dân VN dưới tác động của chính sách đó ?
Câu 2: Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước ?
Câu 3: Trình bày những hoạt động chính của Phong trào Đông Du ? Vì sao Phong trào Đông Du tan rã?

Giúp mk vs

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 14:10

C1

Nguyên nhân

Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.

– Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.

=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

– Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. – 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.

* Kết quả: - Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội – Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 14:14

C3

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. - Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. - Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.


Các câu hỏi tương tự
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Trương Kiệt
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Ngọc Võ
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
bảo thy
Xem chi tiết
Phương Socola Nguyên
Xem chi tiết
tran khoi my
Xem chi tiết