Tập làm văn lớp 9

PT Hương Giang

Đề 1:Giới thiệu cái kéo

Đề 2:giới thiệu chiếc nón lá

Đề 3:giới thiệu cái quạt giấy

Cái này là văn bản thuyết minh,làm giúp mình vs

Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 11:18

Đề 1:

Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.



Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 11:19

Đề 2:

Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý
MB:
Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá Việt Nam không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam.
TB:
* Hình dáng: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh đầu.
Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá , phơi lá, chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ.
* Nguyên liệu và cách thực hiện:
+Nguyên vật liệu: Mo nan làm nón, dây móc, lá lụi, khuốn nón, vòng tròng bằng tre, sợi guột.
+Quy trình làm nón:
- Lá chằm nón được làm từ lá mây, lá cọ … lá phải tươi, mang về rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho lá khô nhưng vẫn giữ được xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2 -> 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá phẳng phiu.Hay có nơi người ta đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Chọn lựa kỉ lại lá lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng 50cm.
-Nón chằm bằng các nan tre uốn thành hình từng vòng tròn nhỏ dần lên đến đỉnh.Vòng nón được chuốt tròn đầu đặn, chỗ nối không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng trong suốt.
-Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước. - Việc cuối cùng là thắt và khâu nón khi lá đặt trên các vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng cột bằng tre để hoàn chỉnh nón. Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải đầu tăm tắp.
- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai.
- Nón khâu xong còn được đem hơi diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc.
- Ở Việt nam có các vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón làng Chuông (Hà Tây), nón làng Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huế … Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá lớp lá trên gồm 20 chiếc lá ở giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu mỏng, lớp ngoài gồm khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được baì thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, …
* Công dụng:
-Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
-Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam (nước ta là vùng nhiệt đới nắng, nóng, mưa nhiều).
- Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng … đồng thời cũng để làm duyên cho con gái.
- Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình chữ …
- Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba, nụ cười của cô gái -> Hình ảnh quảng bá cho nghành du lịch Việt Nam. Ngày nay có nhiều kiểu nón được biên1 tấu cho phù hợp với thời trang nhưng nón vẫn mang nết đẹp riêng đầy hấp dẫn.
KB:
Yêu mến, tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn vị trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn tiện dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét của người Việt Nam cần phải được giữ gìn.

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 11:21

Đề 3:

I. Mở bài: giới thiệu về cái quạt giấy
Hỡi cô thắt giải bao xanh
Có về Canh Hoạch với anh thì về
Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề
Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khuya?
Không biết tự bao giờ quạt giấy đã di vào thơ ca của dân tộc ta một cách đằm thắm và dịu dàng đến vậy. Từ khi mới sinh ra, chúng ta luôn thấy mẹ với bà dùng quạt giấy ru ta ngủ trong những trưa hè nóng bức. khi đi học ta lại thấy quạt giấy xuất hiện trong các bài thơ một cách rất đỗi dịu dàng. Dù ngày nay với công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm quạt hết sức hiện đại, nhưng quạt giấy vẫn luôn là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta.

II. Thân bài
1. Khái quát

- Quạt giấy được làm từ giấy
- Hình dáng của quạt có nhiều hình dáng
- Vật dụng thiên nhiên

2. Chi tiết
a. Lịch sử ra đời: có từ rất sớm, từ thời Ai Cập Cổ Đại
- Ở Trung Quốc: là cặp quạt nan tre lợp vải dệt hai bên từ thế kỷ 2 trước CN. Quạt gấp lại được là thời trang thời Minh. Trong khoảng1368 – 1644, Hàng Châu là một trung tâm sản xuất quạt giấy, quạt gấp.
- Ở châu Âu: quạt giấy được phát hiện từ thế kỉ 16, ở Ý có xuất hiện quạt tỏng hình chụp.
- Ở Nhât Bản: đầu thế kỉ 20 quạt giấy được sử dụng làm quà tặng

b. Phân loại quạt
- Quạt dạng phẳng
- Quạt dạng xếp

c. Cấu tạo của quạt giấy
- Phần khung: phần khung được làm từ tre
- Phần giấy: phần giấy được phủ lên lớp khung, bao học khung

d. Công dụng của quạt giấy
- Quạt tay dùng để làm mát: không khí nóng bức, phe phẩy quạt sẽ đem một làn gió mát cho cơ thể, công dụng này thường là các cô hàng rong hay các ông bà xưa thường dùng.
- Quạt tay dùng để che: quạt dùng thay thế cho mũ, nón để che nắng hay các khuyết điểm trên khuô mặt.
- Quạt tay dùng để quạt bếp: đối với công dụng này quạt cũng được làm theo một cách riêng để cho phù hợp.
- Quạt tay dùng như đồ trang sức: từ thời xưa quạt được dùng như một đồ trang sức, thể hiện đẳng cấp của mỗi con người.
- Quạt tay dùng để xua đuổi côn trùng
- Quạt tay dùng để ghi văn tự: các thầy đồ thường đề chữ trên quạt để trang trí hay để tặng.
- Quạt tay dùng như tranh
- Quạt tay dùng để múa
- Quạt tay dùng như vũ khí

e. Ưu, nhược điểm của quạt giấy
- Ưu điểm: Quạt giấy tiện lợi ở chỗ có thể xếp gọn, mang đi dễ dàng, không kềnh càng.
- Nhược điểm: Làm được một quạt cho đẹp phải mất nhiều công đoạn, tre phải dẻo, già có độ tuổi từ ba năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp.


III. Kết bài: nếu ý nghĩa và cảm nghĩ về quạt giấy
Dù với nhiều loại quạt công nghệ hiện nay vẫn không thể làm giảm đi sức hút của quạt giấy. Quạt giấy như một vật dụng không thể thiếutrong mỗi gia đình Việt.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 12:41

Đề1:

Cái kéo là một vật dụng quen thuộc của con người nhưng hầu như không ai biết nó được làm từ đâu, có mặt trên thế giới này từ bao giờ, chỉ biết rằng nó được chế tạo ra để phục vụ cho con người. Bàn về nguồn gốc, sự hình thành và ra đời của cái keo vẫn là một mối tranh cãi lớn. Theo nhưng di vật khảo cổ mà người ta đã tìm thấy khoảng thế kỷ 2 thế kỷ 3 trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh, cho thấy người xưa dùng hai lưỡi dao rời nhau để sử dụng và thực hiện động tác cắt. Nhưng nhiều quan điểm cho rằng chiếc kéo đã ra đời từ rất lâu trước đó rồi. Khép lại vấn đề sự ra đời. Dù kéo có được ra đời cách đây bao lâu thì hiện nay nó vẫn là một thành tựu, một vật dụng không thể thiếu của con người.

Kéo có rất nhiều loại từ kéo sử dụng trong gian bếp, làm thủ công như thêu. may đến cắt tóc… Mỗi công dụng của kéo thì ứng với những cấu tạo riêng biệt, có hình dáng, kích thước khác nhau. Nhưng dù với kích thước như thế nào đi nữa thì kéo cũng có những đặc điểm chính chung cơ bản, nếu thiếu những đặc điểm này thì sẽ không được gọi là một cây kéo. Trước hết có thể thấy, bộ phận quan trọng đầu tiên để nhận dạng kéo với các đồ dùng khác đó là có hai lưỡi đối với nhau. Hai lưỡi này được dùng để thực hiện nhiệm vụ chính của kéo đó là cắt các vật. Với hai lưỡi sắc bén đối mặt nhau cho phép người sử dụng có thể cắt vật trên tiết diện hai mặt của nó. Thường người dùng sử dụng kéo để cắt rời một phần của một khối, một vật. Kéo là trợ thủ rất đắc lực để thực hiện những động tác ấy. Để sử dụng dễ dàng hơn và cố định hai lưỡi kéo cần có khớp nối và tay cầm . Tay cầm là bộ phận giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh hướng đi của lưỡi kéo, giúp việc sử dụng hiệu quả nhất. Lưỡi kéo thường được làm bằng nhôm hoặc kim loại tổng hợp, có độ sáng bóng và sắc bén nhất định. Chất liệu làm lưỡi kéo thường được sử dụng là các chất liệu có khả năng chống gỉ, khó bị bào mòn và oxi hóa theo thời gian. Hai mặt sắc của lưỡi kéo được thiết kế để khớp vào nhau khi không sử dụng để tránh gây thương tích cho người dùng và trẻ em. Mặt ngoài của lưỡi kéo được mài mòn để không gây xây sát cho người khác mỗi khi chạm vào. Lưỡi kéo thường có bề mặt tiết diện dẹt, mỏng nhỏ gọn. Tay cầm của kéo thường được làm từ các chất liệu nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Thường sẽ được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc nhựa dẻo. Tay cầm là nơi tiếp xúc với đa của người sử dụng, nên cần có độ an toàn nhất định. Tay con người là bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm điện khi tiếp xúc, cảm nhiệt tốt nên khi sử dụng không may chạm vào nơi có nhiệt độ cao, nhiễm điện thì có thể đảm bảo tỷ lệ rủi ro nhỏ so với sử dụng tay cầm bằng những chất liệu khác. Đó là những bộ phận không thể thiếu của một cây kéo. Tuy nhiên, với mỗi loại kéo lại có cấu tạo khá khác nhau. Có thể kể đến đầu tiên, chiếc kéo thông thường là chiếc kéo có cấu tạo bao gồm những bộ phận như trên :lưỡi kéo, tay cầm. Chiếc kéo thông thường có lưỡi kéo thẳng, có chốt khớp nối nhỏ ở đầu lưỡi kéo nối với tay cầm, góc mở của chiếc kéo thông thường dao động từ 0 đến 160 độ và hoạt động tốt nhất ở góc mở 45 độ. Đối với chiếc kéo thông thường thì tùy đối tượng và mục đích sử dụng thì có kích cỡ khác nhau. Nhỏ nhất có thể kể đến là chiếc kéo có chiều dài khoảng 12 cm tình từ điểm nhọn nhất của kéo đến tay cầm khi kéo đóng lưỡi. Loại này thường được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, và được sử dụng trong trường học. Tay cầm của loại kéo thông thường được thiết kế tròn để bao trọn lấy ngón tay của người sử dụng. Ngoài kích cỡ nhỏ như trên còn có cách cây kéo có kích thước lớn hơn. Loại kéo thông thường được sử dụng phổ biến vì nó không mặc định chỉ được dùng trong một trường hợp nhất định mà có thể thay thế nhiều loại kéo khác để thực hiện những công dụng đặc thù của những cây kéo này: cắt chỉ khâu chỉ thêu trong may mặc, hay thay thế chiếc kéo dùng trong gian bếp, cắt tóc…. Kéo cắt chỉ trong may mặc có kích thước nhỏ hơn hẳn so với chiếc kéo thông thường. Độ mở của kéo cũng nhỏ hơn rất nhiều, thường chỉ đến 20 – 30 độ. Kéo cắt chỉ cũng có nhiều loại, một loại có thiết kế khá giống kéo thường và một loại có thiết kế khác hẳn, lưỡi kéo không khớp nối với nhau, dẹt hơn, đầu nhọn hơn, sắc bén hơn, mỏng hơn và ngắn hơn… Một loại kéo nữa cũng khá phổ biến là kéo dùng bếp. Có phần tay cầm to hơn hẳn so với kéo thường nhưng phần lưỡi lại ngắn và nhỏ hơn. Thiết kế đa dạng và đặc biệt nhất có lẽ là kéo dùng trong các tiêm tóc, "salon". Đa phần kéo dùng trong lĩnh vực này đều nhỏ, nhưng với mỗi kĩ thuật cắt tỉa khác nhau thì chúng lại có cấu tạo khác nhau. Từ kéo có lưỡi thẳng, cong, rồi đến răng cưa… Tựu chung lại, đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ có những cấu tạo khác nhau và thường khác nhau ở phần lưỡi kéo.

Ngày nay, kéo được sản xuất rất bài bản, giá thành của chúng cũng không quá đắt so với túi tiền của người tiêu dùng. Hơn nữa, với sự tiện lợi của nó, chiếc kéo vẫn giữ vững là vật dụng cần thiết của người tiêu dùng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 12:43

đề2:

Nón là là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Gắn liền với người mẹ ra đồng, gắn liền với mấy chị buôn bán gánh bưng, gắn liền với những đứa trẻ mục đồng. Chiếc nón lá trông đơn giản nhưng để làm được một chiếc nón như thế người thợ phải làm một cách tập trung, công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Trước tiên để làm một cái nón, người thợ cần một khuôn mẫu để nhìn theo mà làm. Để làm một cái khuôn gỗ người thợ cần khung tre. Tiếp theo, để làm vòng nón thì phải có vòng tre( lấy vài cây nứa rừng chuốt tròn đều). Xếp lần lượt mười sáu vòng tre lớn nhỏ vào khuôn bằng gỗ đã làm trước đó từ thấp lên cao. Kế tiếp, phủ lần lượt hai lần lá( lá này thường là lá buong non đã được sấy khô bằng than củi rồi phơi sương từ hai đến bốn giờ cho mềm, sau đó ủi lá cho phẳng và xén tỉa theo kích thước thích hợp)( lần trong khoảng hai mươi lá, lần ngoài khoang3 lá) xếp khít vào nhau, ngọn hướng lên trên tạo hình chóp. Công đoạn tiếp theo là khâu nón. Ở công đoạn này cần có sợi chỉ cước hoặc sợi guộc để khâu nón. Người thợ làm phải thật tập trung và phải có bàn tay khéo léo. Đặt từng lá vào khuôn , dùng sợi chỉ cước khâu theo mười sáu vòng( mũi kim phải hơi thưa và đều) để hoàn thành sản phẩm. Khi khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh. Trên mỗi chiếc nón lá nào cũng phài có chiếc xoài được kết bằng chỉ rất chắc. Có nón thì được quét lớp dầu bóng cho đẹp và bền. Có nón thì dùng sợi chỉ len dể khâu hình bông hoa, cô gái Việt Nam hay một danh lam thắng cảnh nào đó. Có nón thì dùng bao ni lông trong suốt bao trùm cả cái nón để bảo vệ lớp lá bên trong…. Những chiếc nón này được sản xuất ở khắp nơi, khắp các vùng quê Việt Nam nhưng địa điểm nổi tiếng làm nón nổi tiếng nhất là ở Huế, Quảng Bình, Hà tây( làng Chuông),…. Môt chiếc nón bền và đẹp thường có màu lá trắng, nón mỏng, nhẹ và dáng thanh tú. Chiếc nón lá ngày trước ngoài để che nắng che mưa thì còn là một vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thấm kín của người phụ nữ Việt Nam. Và chắc là không ở đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai với tà áo dài trắng thướt tha cùng chiếc nón lá e lệ. Đối với những người nông dân thì nón lá còn là một công cụ không thể thiếu, bác nông dân hay bà mẹ miền quê thường dùng nón múc nước, giản tiện vô cùng. Giải khát xong, nón lại được bàn tay ấm áp phe phẩy để xua tan đi cơn nóng, nhất là trong những buổi trưa hè. Dưới gốc cây đa, một em bé mục đồng và cả bác thợ cày đang nằm yên giấc cũng lấy nón lá che mặt để vừa tránh cái nắng chói chang, vừa ngăn ruồi muỗi quấy rầy giấc nhủ trưa hiền hoà. Đối với những người nước ngoài thì họ tỏ ra rất thích thú trước chiếc độ đơn giản của chiếc nón này. Ra đường ở Hội An thì thấy không ít người nước ngoài đội nón lá đi dạo dưới cái nắng chói chang.Đã biết bao ngôi sao quốc tế đã không ngần ngại đợi chiếc nón lá lên sân khấu biểu diễn lại còn chụp hình với nón lá làm kỉ niệm nữa chứ. Chiếc nón lá là một vật dụng không thể thiếu và là một người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón lá nào có thể sánh được.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 12:44

Đề3:

Chiếc quạt bàn bắt nguồn từ một chiếc quạt mo từ thời xa xưa khi ông cha ta sử dụng loại quạt này để tạo gió mát. Thời gian trôi qua, do sự phát triển con người, quạt mo đã phát triển thành cái quạt nan được làm bằng tre, nứa. Nền kinh tế ngày một phát triển, con người không dừng lại đây, suốt một quá trình nghiên cứu, tìm tòi chiếc quạt giấy ra đời – loại quạt thông dụng rẻ tiền. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao đã dẫn đến một loại quạt mới xuất hiện. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, người ta phát minh ra một sản phẩm thông minh, tiện dụng đó là chiếc quạt điện.

Thị trường hiện nay ngày càng mở rộng, khiến nhiều loại quạt với nhiều hãng sản xuất khác nhau ra đời. Tuy nhiên, hãng quạt được người dùng yêu chuộng nhất, hãng nổi tiếng có chất lượng tốt, giá thành hợp lý được mọi người tin tưởng là quạt điện hoa phượng. Tùy theo sở thích của mỗi người mà nhiều loại quạt điện ra đời làm hài lòng những khách hàng. Để có thể phục vụ con người mọi lúc mọi nơi, để trở thành đồ vật hữu dụng thì nhiều loại quạt xuất hiện như quạt cây, quạt treo tường, quạt trần.

Quạt bàn là sản phẩm hoàn hảo của loài người. Ngày nay, có lẽ loại quạt bàn được sử dụng rộng rãi, phổ biến gồm hai phần chính: động cơ điện và cánh quạt. Chủ yếu gồm bốn bộ phận: đầu quạt, thân quạt, đế quạt và dây điện. Đầu quạt có lồng quạt bằng kim loại gồm 3 cánh, được tạo dáng để tạo ra gió khi có dòng điện chạy qua mô tơ làm cánh quạt quay. Vỏ quạt được làm bằng nhựa tránh gây nhiễm điện ra ngoài có tác dụng cách nhiệt rất tốt nên không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Túp năng quạt giúp quạt dễ dàng quay đi quay lại làm thay đổi hướng gió, một bộ phận không thể thiếu của quạt đó là mô tơ, gồm trục gắn với cánh quạt, được quấn bằng dây kim loại thường là đồng. Mô tơ chạy làm cánh quạt chạy, tùy theo mô tơ điện mà cánh quạt quay mạnh nhẹ khác nhau. Thân quạt phần bên trong là bộ phận dẫn điện đến đầu quạt với giá đỡ bằng lõi sắt giúp nâng đỡ đầu quạt. Đế quạt có vai trò nâng đỡ các phần trên của quạt gồm các công tắc, đóng điện, cắt điện, điều chỉnh tốc độ hẹn giờ, chế độ gió thoảng. Các nút ấn là bộ phận điều chỉnh tốc độ to nhỏ sức quay của quạt. Một số loại quạt có đèn ngủ và có đồng hồ để hẹn giờ giúp cho việc sinh hoạt của con người trở nên thật nhẹ nhàng. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển khiến nhiều loại quạt hiện đại ra đời như quạt hơi nước… Dây điện quạt có độ dài khác nhau tùy theo loại quạt dùng để dẫn nguồn điện đến quạt bàn. Đầu dây điện là phích cắm gồm hai đến ba chốt phích cắm điện. Thân phích cắm và vỏ dây điện làm bằng cao su hoặc bằng nhựa vì hai loại chất này có đặc tính cách điện tốt, tránh bị điện giật, bên trong dây điện là hai lõi dây điện bằng đồng hồ hoặc nhôm dẫn điện rất tốt.

Chiếc quạt bàn có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, giá thành chiếc quạt hợp lý, phù hợp với túi tiền của người mua nên vài năm trở lại đây, chiếc quạt này có mặt ở mọi gia đình. Khi đóng điện vào quạt, động cơ quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. Ta sẽ thấy thật thoải mái, thoáng mát khi ngồi bên chiếc quạt đang quay trong mùa hè nóng nực, oi ả. Chắc hẳn rằng mỗi chúng ta sẽ hiểu được quạt bàn là một đồ dùng không thể thiếu ở bất kỳ một gia đình nào.

Cái quạt sử dụng dễ dàng, ít hỏng, bền, có thể sử dùng trong khoảng một thời gian dài. Tuy vậy, để quạt bàn làm việc tốt, bền lâu thì phải bảo quản, chú ý khi sử dụng. Muốn quạt chạy chỉ việc ấn nút mở ở đế quạt, tùy theo ý muốn có thể ấn nhiều nút khác nhau, khi không sử dụng cần ấn nút tắt quạt để cánh quạt dừng lại giúp một phần nào đó tiết kiệm được nguồn điện. Khi muốn quạt quay được về nhiều phía không được xê dịch quạt mà chỉ cần ấn nút túp năng là đầu quạt tự quay. Đặc biệt lưu ý, khi quay, cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh tránh quạt hỏng. Trong một thời gian không dùng đến quạt cánh tốt nhất là nên rút phích cắm để được an toàn. Ta phải bảo vệ, giữ gìn chiếc quạt bàn này, hằng ngày lau chùi để quạt không bị bám bụi, sạch sẽ. Quạt là động cơ điện nên cần tránh làm rơi vỡ hoặc dây nước vào. Đặt quạt ở nơi sạch sẽ, khô ráo và ít bụi, nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài thì phải cất quạt trong tủ kín trong hộp, quạt mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không?

Chiếc quạt bàn là vật dụng cần thiết, gắn bó với mỗi người, nó là một phần tất yếu, không thể thiếu trong cuộc sống mỗi gia đình, nhất là trong những ngày hè cháy bỏng. Chiếc quạt đã xua tan đi bao giọt mồ hôi, nóng nực, mang lại không khí thoáng mát cho ta, vì vậy, cần bảo vệ quạt để chiếc quạt bàn mãi là bạn thân của ta.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 13:23

Dàn ý :

1/ Mở bài: giới thiệu chung về cái kéo hoặc tình huống để đối tượng xuất hiện

2/ Thân bài: định nghĩa về cái kéo là một dụng cụ như thế nào ?

– Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo(có thể đưa ra một số câu danh ngôn liên quan đến kéo)

– Liệt kê số lượng, đặc điểm, cấu tạo ( càng chi tiết càng tốt....)

– Họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại ra sao . mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào?(vd kéo cắt vải, nên ta mới có quần áo thẳng thớm, tơm tất ; còn có kéo dùng trong ytế , chỉ cần thiếu chúng thì bạn sẽ khó lòng mà hoàn tất được ca mổ trong gang tất và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh..v…v)

3/ Kết bài: - Cảm nghĩ của bạn về cái kéo trong cuộc sống hiện tại
Tác dụng: cắt những vật liệu nhỏ, mảnh, đòi hỏi 1 lực không lớn để cắt, ví dụ như giấy, vải dây nhựa mỏng, miếng kim loại mỏng. Thường được dùng trong nhà bếp, làm vườn, thủ công, ngoài ra có thể dùng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác.

Bài làm :

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu. Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo.

Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp là loại kéo so với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn.

Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu. Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.

Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật… Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 13:24

Đề 2 :

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 13:27

Đề 3 :

Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với đó là đời sống của người dân cũng khá giả hơn. Những vật dụng trong gia đình cũng dần dần được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có chiếc tivi màu nhưng ít ai còn nhớ rằng cách đây khoảng hơn chục năm hiếm nhà nào mua nổi chiếc tivi trắng-đen nữa là. Vậy mới biết ngày trước thì cái gì cũng là quý. Từ cái bóng đèn, cuộn dây điện cho đến chiếc radio và chiếc quạt điện thân quen,… Nói đến chiếc quạt, tôi lại nhớ lại những trưa hè nóng bức, yên ắng với làn gió nhè nhẹ từ chiếc quạt giấy của mẹ quạt cho tôi và những lời ru tha thiết khi tôi còn đỏ hỏn.

Nhớ biết bao! Chiếc quạt giấy gắn liền với những trưa hè của miền nhiệt đới, gắn liền với khung cảnh xa xưa của những vùng quê nghèo khó. Chiếc quạt giấy thân thương nay còn đâu khi mà thay vào đó là những chiếc quạt điện cồng kềnh và đắt tiền. Kéo theo đó là hàng loạt các loại quạt như: quạt sạc, quạt bàn, quạt công nghiệp, …Nhưng dù có thế nào thì tôi vẫn thích dùng quạt giấy hơn vì nó vừa tiện lợi, ít tốn kém mà lại còn giản dị, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam qua bao đời nay.

Quạt giấy là vật dụng đã có từ rất lâu đời mà tổ tiên loài người đã làm ra. Không những vậy, cội nguồn của chiếc quạt giấy Viêt Nam còn bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ những người bạn “tre” hết sức đơn giản và mộc mạc đó, những chiếc quạt giấy thân thuộc với chúng ta đã ra đời. Cũng có một số sách sử ghi chép lại rằng: “Vào khoảng thế kỉ thứ XIV, vua Trần Dụ Tông sai sư nô làm quạt bán và từ đó nhiều làng làm quạt đã ra đời. Nhưng nổi tiếng hơn cả là quạt làng Vác ở Hà Tây với nhiều mẫu mã quạt tinh xảo. Nhưng rồi sau này quạt giấy được cải biên ra nhiều chất liệu khác như: giấy dó, vải, nhựa tổng hợp,…Bên cạnh đó những người thợ khéo tay còn tỉ mỉ khắc họa lên quạt những hoa văn tinh tế, những hình ảnh bắt mắt: như chân dung người thiếu nữ duyên dáng, những chú hổ dũng mãnh, oai nghi, những đồng quê bất tận và yên bình cho đến những dòng chữ thư pháp bay bổng uyển chuyển,… nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì quạt giấy vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó là gần bằng nửa hình tròn với những nan quạt có thể xếp lại hoặc mở ra dùng một cách dễ dàng.

Quạt giấy là một người bạn gắn bó cùng ta trong những trưa hè oi bức, cúp điện.Chẳng ồn ào, tốn kém và cồng kềnh như những chiếc quạt máy đắt tiền mà lại còn tạo ra những làn gió mát tự nhiên, thân thiện với môi trường. Nó như một chiếc ô nho nhỏ giúp ta che nắng mỗi khi đi đường và còn là một người bạn của nhà nông được dùng làm quạt thóc cho vụ mùa. Chưa dừng lại ở đó, quạt giấy còn là một đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng,… nhằm làm tăng lên nét đẹp thùy mị, nết na của các tiểu thư khuê các, e lệ. Còn đối với giới nho sĩ thời xưa thì chiếc quạt còn là một vật bất ly thân, thường được họ mang theo bên mình trong những lúc bình thơ, viết văn. Không những thế, chiếc quạt thường được đề thơ nôm còn để làm quà kỉ niệm cho bạn bè, tri hữu. Ngoài ra, nó còn được mượn để bày tỏ ẩn ý sâu xa nhưng được giễu bằng những lời nhẹ nhàng và thâm thúy qua bài thơ “Vịnh cái quạt” của thi sĩ Hồ Xuân Hương như sau:

Mười bảy hay là mười tám đây

Cho anh yêu dấu chẳng rời tay

Mỏng dày chừng ấy chành ba góc

Rộng hẹp đường nào cấm 1 cây

Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

Hồng hồng má phấn duyên gì vậy

Chúa dấu vua yêu một cái này.

Cây quạt giấy có cách làm đơn giản và cũng rất tiện dụng. Mọi người đều có thể sử dụng nó một cách dễ dàng, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn,…Đi đến đâu ta cũng có thể thấy được cái thói quen dùng quạt giấy của người dân. Ngay cả khách nước ngoài đến Việt Nam cũng rất thích chiếc quạt giấy. Hình thù đơn giản mà bền chắc của chiếc quạt, không những vừa tạo ra làn gió mát mà việc phe phẩy chiếc quạt giấy còn giúp kích thích huyệt “Thốn Quan Xích” nơi cổ tay_một phương cách tuyệt vời để điều chỉnh khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó làm cho cơ thể luôn ở trạng thái “thủy hỏa ký tế”. Cũng vì vậy mà cây quạt giấy còn là một đạo cụ trong môn Thái Cực Quyền, một môn thể dục dưỡng sinh của người có độ tuổi trung niên giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thủy hỏa cân bằng, mọi tật bệnh tiêu tan, và khi đó con người mới thật sự được làm mát. Đó mới chính là dụng ý của sâu xa của người xưa trong thói quen phe phẩy cây quạt giấy.

Ngày nay, con người thường bị chi phối bởi cái hình thức bên ngoài nên ngày càng rời xa những thói quen tốt đẹp trong đời sống bình thường. Xã hội phân hóa giàu nghèo, phân biệt giai cấp chủ tớ, người giàu có xu hướng ngày càng ít cầm đến cây quạt mà chuyển dần sang người đầy tớ quạt thay cho mình. Quả nhiên ông Trời thật không công bằng, người chủ thì được sung sướng, được phục vụ, được quạt mát bên ngoài mà không tốn công còn người đầy tớ thì ngược lại mang cái hình cực khổ phải quạt cho người, phải phục vụ cho người nhưng lại luôn trong bản chất hưởng thụ, vì nhờ lao động mà có sức khỏe, có gì quí bằng thân mình khỏe mạnh! Rồi xã hội càng hiện đại hơn, con người càng làm “hại điện” bằng cách chế ra cái quạt điện, cái máy lạnh… để làm mát con người nhưng đâu biết đang tự đưa mình vào cái vòng lẩn quẩn làm khó chính mình, càng làm cho trái đất nóng lên từng ngày, môi trường sống ngày càng khắc nghiệt. Mặc dù có không ít lời cảnh báo từ các bác sĩ, thầy thuốc rằng dùng quạt máy, máy lạnh quá mức là không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn cứ “xài thả ga”. Nên đâu đó ta vẫn nghe mấy vụ chết người vì thổi quạt máy vào người! Cái máy lạnh thì ngày càng nhốt con người vào những “cái hộp” tách biệt với thế giới tự nhiên bên ngoài, rồi người ta dần nhận ra nó là khắc tinh của những người mắc chứng viêm xoang, chứng lạnh thấu xương sau sinh của phụ nữ… Con người làm mình ngày càng yếu hơn! Người xưa có thể sinh hơn 10 người con mà vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, 60-70 tuổi mà mắt vẫn sáng đến xỏ lỗ kim còn được. Người đời nay đến sinh bằng cách tự nhiên cũng sinh không được, đến 30-40 tuổi là bệnh tật liên miên, mắt mờ chân run, khi trái gió trở trời là y như rằng không thể chịu nổi, ngày nào cũng phải uống một nắm thuốc tây. Cái tuổi thọ hơn xưa mà con người đang kêu ca, chẳng qua là vì con người luôn phải được nuôi lây lất bằng thuốc. Đó cũng chính là những tác hại của việc ngồi quạt máy và máy lạnh hàng nhiều giờ liền của người dân thành phố nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Ngày nay với công cuộc hiện đại hoá nhu cầu của con người ngày càng cao hơn quạt máy, điều hoà đã ra đời thay thế quạt thủ công. Nhưng vật dụng mộc mạc giản dị ấy vẫn còn cần thiết trong nhiều căn nhà vùng sâu vùng xa, đặc biệt là trong lao động nghệ thuật tôn giáo , sinh hoạt , tín ngưỡng. Chẳng thứ vật dụng nào có thể thể hiện tâm trạng, tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người hơn chiếc quạt thủ công.Đó cũng chính là sức sống tiềm tàng của nó. Tôi tin rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn song hành cùng với đời sống văn hoá của người Việt Nam chúng ta sau này và mãi mãi về sau.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Su Su Võ
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà Giang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết