Đề 1:Cây lúa trong đời sống VN.
Đề 2:Thuyết minh về chiếc nón lá.
Đề 3:Giới thiệu về hoa sen
Đề 4:Con trâu trong đời sống VN
Đề 5:Giới thiệu về cây bưởi
Đề 6:Thuyết minh về quyển sgk Ngữ Văn 9
KHÔNG COPPY MẠNG HAY TÀI LIỆU ... J NHÉ
BẠN NÀO LƯỚT QUA GIÚP MÌNH 1,2 ĐỀ VS,MÌNH THANKS NHÌU NHA.MAI NỘP ÙI.
Đề 1 :
Nhắc tới Việt Nam, người ta thường nghĩ tới những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết trả gươm thần hay những món hàng đặc trưng như lụa tơ tằm, nón Bài thơ. Nhưng đặc biệt, điều mà du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thú vị hơn cả là thú vưi ẩm thực: phở, búa chả, hay bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết. Dễ dàng nhận ra rằng những món ăn đó được làm từ gạo. Thứ hạt trắng đó là sản phẩm của cây lúa - một loại cây không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam.
Để có được cây lúa, những người nông dân đỡ vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng băng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt. Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa không những là cây nông nghiệp mà còn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã dược biến tấu bằng một cách chế biến khác. Hay ở những vùng thôn quê, thậm chí là ở thành thị, người ta vẫn thường quen với tiếng rao quà: Ai bánh chưng, bánh nếp, bánh giầy, bánh khoai nào!
Thật quen thuộc mà cũng rất giản dị. Những thứ bánh thơm dẻo đó cũng được làm ra từ hạt gạo. Đặc biệt hơn là gạo nếp. Lúa làm ra gạo. Cũng thật độc đáo, gạo lại được chế biến thành muôn kiểu món ăn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Và sau đó có được gạo và một thứ vỏ ngoài màu vàng nhạt. Đó chính là vỏ trấu. Bước chân đi tới những miền quê Việt Nam ngày nay vẫn còn thấy những gian bếp nhỏ đun vỏ trấu, vỏ trấu cũng rất hữu dụng trong việc làm thức ăn cho gia cầm và dùng trong lò ấp trứng. Phần cây lúa sau khi đã gặt xong không phải là thừa. Nó được phơi khô, chất thành những đống rơm cao ngất. Rơm cũng được dùng làm chất đốt ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, rơm còn được dùng để trồng nấm làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, người ta còn dùng rơm để lợp mái nhà, rất tiện dụng và tiết kiệm.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, cây lúa còn mang một giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Giữ một vị trí quan trọng như vậy nên khi nhắc tới Việt Nam, người ta nhắc tới một nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc của Việt Nam, trở thành một đặc trưng cho văn hoá Việt. Một nét đặc trưng mà có lẽ khó có thể mất đi hay phai mờ. Cây lúa đã đứng lên, đã hội nhập quốc tế bằng chính chất và lượng của nó. Người ta đã biết tới một Việt Nam không chỉ là một nước anh dũng kiên cường trong đấu tranh mà còn là một dân tộc kiên trì cần mẫn trong lao động sản xuất. Và giờ đây họ nhìn vào con số gạo xuất khẩu: hàng triệu tấn một năm của Việt Nam để đánh giá và đưa ra nhận xét. Không những thế, cây lúa còn giữ một vai trò không thể thiếu trong những lễ vật dâng lên tổ tiên. Những món ăn thơm thảo đó thể hiện rất rõ nét ẩm thực cũng như tính cách của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu lễ kính trọng của con cháu đối với những người đi trước. Đặc biệt là trong những dịp Tết Nguyên đán, những chiếc bánh chưng, bánh giầy không báo giờ thiếu trên mâm cỗ của từng nhà. Trung thu với bánh dẻo, bánh nướng làm cho đêm đón trăng của trẻ em càng thêm rộn ràng... Từ cây lúa, những thức quà ngon đã được làm ra ngày càng gắn bó, thân thiết với người dân Việt Nam.
Cây lúa là biểu tượng Việt Nam, là loại cây không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt, cả ẩm thực và lễ hội. Có lẽ vì vậy, cây lúa cũng đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ được phổ nhạc thành bài hát (Hạt gạo làng ta):
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hổ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...
Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế khi viết về hạt gạo trắng thơm. Để có lúa, có gạo là công sức của biết bao con người, là sự hoà quyện của biết bao hương vị: vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát... Những lời ca trong trẻo của bài hát ấy cứ ngân lên, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: tuy sống vất vả nhưng cần mẫn với lúa gạo.
Và hơn thế, cây lúa còn làm tăng vẻ đẹp quê hương đất nước:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Câu ca dao đã khắc hoạ một Việt Nam tươi đẹp và đầy sức sống với màu xanh mênh mông bát ngát của lúa. Những đồng lúa thẳng cánh cò bay đã in sâu trong tâm trí của những người con xa quê.
Cây lúa vốn đã thân thiết nay càng gắn bó hơn. Có thể nói rằng nó không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam, cả về vật chất cũng như tinh thần. Nó làm con người thoải mái và vui vẻ hơn sau ngày lao động mệt nhọc với bát cơm thơm thảo. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm ra hạt gạo.
Nếu được chọn lựa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ vẫn chọn cây lúa là cây lương thực chính, là biểu tượng của nền văn minh, văn hoá cho vẻ đẹp Việt Nam.
Đề 2 :
BÀI LÀM
Nón là là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Gắn liền với người mẹ ra đồng, gắn liền với mấy chị buôn bán gánh bưng, gắn liền với những đứa trẻ mục đồng.
Chiếc nón lá trông đơn giản nhưng d6e3 làm được một chiếc nón như thế người thợ phải làm một cách tập trung, công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Trước tiên để làm một cái nón, người thợ cần một khuôn mẫu để nhìn theo mà làm. Để làm một cái khuôn gỗ người thợ cần khung tre. Tiếp theo, để làm vòng nón thì phải có vòng tre( lấy vài cây nứa rừng chuốt tròn đều). Xếp lần lượt mười sáu vòng tre lớn nhỏ vào khuôn bằng gỗ đã làm trước đó từ thấp lên cao. Kế tiếp, phủ lần lượt hai lần lá( lá này thường là lá buong non đã được sấy khô bằng than củi rồi phơi sương từ hai đến bốn giờ cho mềm, sau đó ủi lá cho phẳng và xén tỉa theo kích thước thích hợp)( lần trong khoảng hai mươi lá, lần ngoài khoang3 lá) xếp khít vào nhau, ngọn hướng lên trên tạo hình chóp. Công đoạn tiếp theo là khâu nón. Ở công đoạn này cần có sợi chỉ cước hoặc sợi guộc để khâu nón. Người thợ làm phải thật tập trung và phải có bàn tay khéo léo. Đặt từng lá vào khuôn , dùng sợi chỉ cước khâu theo mười sáu vòng( mũi kim phải hơi thưa và đều) để hoàn thành sản phẩm. Khi khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh. Trên mỗi chiếc nón lá nào cũng phài có chiếc xoài được kết bằng chỉ rất chắc. Có nón thì được quét lớp dầu bóng cho đẹp và bền. Có nón thì dùng sợi chỉ len dể khâu hình bông hoa, cô gái Việt Nam hay một danh lam thắng cảnh nào đó. Có nón thì dùng bao ni lông trong suốt bao trùm cả cái nón để bảo vệ lớp lá bên trong…. Những chiếc nón này được sản xuất ở khắp nơi, khắp các vùng quê Việt Nam nhưng địa điểm nổi tiếng làm nón nổi tiếng nhất là ở Huế, Quảng Bình, Hà tây( làng Chuông),…. Môt chiếc nón bền và đẹp thường có màu lá trắng, nón mỏng, nhẹ và dáng thanh tú.
Chiếc nón lá ngày trước ngoài để che nắng che mưa thì còn là một vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thấm kín của người phụ nữ Việt Nam. Và chắc là không ở đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai với tà áo dài trắng thướt tha cùng chiếc nón lá e lệ. Đối với những người nông dân thì nón lá còn là một công cụ không thể thiếu, bác nông dân hay bà mẹ miền quê thường dùng nón múc nước, giản tiện vô cùng. Giải khát xong, nón lại được bàn tay ấm áp phe phẩy để xua tan đi cơn nóng, nhất là trong những buổi trưa hè. Dưới gốc cây đa, một em bé mục đồng và cả bác thợ cày đang nằm yên giấc cũng lấy nón lá che mặt để vừa tránh cái nắng chói chang, vừa ngăn ruồi muỗi quấy rầy giấc nhủ trưa hiền hoà. Đối với những người nước ngoài thì họ tỏ ra rất thích thú trước chiếc độ đơn giản của chiếc nón này. Ra đường ở Hội An thì thấy không ít người nước ngoài đội nón lá đi dạo dưới cái nắng chói chang.Đã biết bao ngôi sao quốc tế đã không ngần ngại đợi chiếc nón lá lên sân khấu biểu diễn lại còn chụp hình với nón lá làm kỉ niệm nữa chứ.
Chiếc nón lá là một vật dụng không thể thiếu và là một người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón lá nào có thể sánh được
Đề 4 :
Từ xưa, loài trâu đã trở thành người bạn thân thiết trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã trở nên thân thuộc và là nét đẹp tâm hồn của người dân xứ Việt từ ngàn đời nay.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa; chúng có cặp sừng chắc khỏe, đôi mắt đen láy, chiếc mũi to và đôi tai luôn ve vẩy rát đáng yêu. Đặc biệt, loài trâu còn có hàm răng trên. Cấu tạo đặc biệt này gắn liền vs chuyện cổ tích trí khôn của con người. chỉ vì thấy hổ thua người mà trâu ta cười lăn cười lộn, va vào đá đến nỗi vỡ cả hàm dưới. Truyện xưa đã lí giải các hiện tượng một cách hợp lí và thú vị. Một vết hằn trên lông hổ, một cái hàm ttaau bị khuyết đã dưa các con vật vào van học dân dan, vào đời sống của con ngươi đan với ý nghĩa sâu sắc.
Trâu VN rất khẻo, chúng có bộ lông đen xám, đôi môi cùng gặp màu lông trắng. Thân hình chúng vạm vỡ, bụng to, mông dốc. Chiếc duôi nhỏ luôn ve ẩy như muốn "làm điệu", thực ra chúng xua đuổi con trùng, ruồi muỗi. Trâu có bốn chân vững chãi với cơ bắp cuồn cuộn. Chân nó móng sắc vừa tạo bước đi vững lại vừa để tự vệ. Bốn chân to chắc và cặp sừng cong cong, nhọn hoắt đã khiến các con vật khác dù to khỏe đến đâu cũng gơm trâu.
Thức ăn chủ yếu cua trâu là cỏ, rơm rạ, lá mía,...Mùa đông, khi thức ăn khan hiếm trâu ăn rơm rạ phơi khô. Làm thì khỏe mà ăn thì dễ, trông nom cũng đơn giản, hỏi làm sao chúng ko đc người dân yêu quý cơ chứ? Tình cảm của người Ndân đối vs chúng nặng tình nặng nghĩa hơn hẳn các loài vật khác. Trong thơ chúng đc gọi bằng cái tên rất trìu mến "Trâu ơi", lại còn hứa hẹn rất tình cảm:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngon cỏ ngoài đồng tâu ăn.
Là loài động vật nhai lại nên mỗi khi đc ăn chúng đánh chén rất nhiều, kho rỗi rãi chúng nằm nhai lại môt cách ngon lành. Chính vì thế lúc nào nhìn thấy trâu là thấy nhai bỏm bẻm như bà già nhai trầu vậy.
Nuôi trâu rất có lợi, chúng đc nuôi chủ yếu để kéo cầy, một ngày chúng có thể kéo từ ba đến bốn sào ruộng. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa chúng cong là một phương tiện chuyên tở đắc lục. Trâu kéo xe trở những thư vận dụng, trâu kéo gỗ từ trong rừng sâu. Ngoài ra trâu còn là thực phẩm giầu chất dinh dưỡng. Nó cho ta thịt và sữa. Thịt trâu là một đặc sản giàu dạm có hương vị đặc trưng riêng. Sữa trâu còn là một nguyên liệu không thể thiếu đẻ tạo ra nhiều thực phẩm như sữa chua, kem, bánh kẹo. Da, sừng trâu còn đc chế tạo đồ mĩ nghệ, đò dùng...Ngay cả chát thải của nó còn được dùng làm phân bón cho cây trồng. Hẳn chúng ta còn chưa quên hình ảnh của chú trâu vàng trong seagame 22 đã làm bao bạn bè quốc tế ngạc nhiên và yêu quý chú trâu đầy ngộ nghĩnh.
Cũng không thể không nói đến trâu ta còn gắn bó đến yếu tố tâm linh. Người ta nói đến tuổi Sửu như nói đến người có khả năng tự lập, sự chịu thương, chịu khó làm ăn.
Từ xa xưa, người nông dân quanh năm vất vả, 1 nắng 2 sưởng ngoài đồng để làm lên hạt lúa. Thành quả của họ nuôi sống cả xã hội. Trong đó cũng có một phần của chú trâu chậm chạp mà cần mẫn. Ngày nay, nhờ việc cơ khí hóa nông nghiệp, sức kéo của trâu cũng đc đỡ đần, nhưng con trâu vẫn giữ nguyên vai trò là người bạn chiến hữu của người lao động. Và hình ảnh đầm ấm hạnh phúc:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Đó vẫn là một nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hòa thuận, yeu thương của người nông dân.
Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng. Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam. Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng. Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này.
Từ xưa, loài trâu đã trở thành người bạn thân thiết trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã trở nên thân thuộc và là nét đẹp tâm hồn của người dân xứ Việt từ ngàn đời nay.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa; chúng có cặp sừng chắc khỏe, đôi mắt đen láy, chiếc mũi to và đôi tai luôn ve vẩy rát đáng yêu. Đặc biệt, loài trâu còn có hàm răng trên. Cấu tạo đặc biệt này gắn liền vs chuyện cổ tích trí khôn của con người. chỉ vì thấy hổ thua người mà trâu ta cười lăn cười lộn, va vào đá đến nỗi vỡ cả hàm dưới. Truyện xưa đã lí giải các hiện tượng một cách hợp lí và thú vị. Một vết hằn trên lông hổ, một cái hàm ttaau bị khuyết đã dưa các con vật vào van học dân dan, vào đời sống của con ngươi đan với ý nghĩa sâu sắc.
Trâu VN rất khẻo, chúng có bộ lông đen xám, đôi môi cùng gặp màu lông trắng. Thân hình chúng vạm vỡ, bụng to, mông dốc. Chiếc duôi nhỏ luôn ve ẩy như muốn "làm điệu", thực ra chúng xua đuổi con trùng, ruồi muỗi. Trâu có bốn chân vững chãi với cơ bắp cuồn cuộn. Chân nó móng sắc vừa tạo bước đi vững lại vừa để tự vệ. Bốn chân to chắc và cặp sừng cong cong, nhọn hoắt đã khiến các con vật khác dù to khỏe đến đâu cũng gơm trâu.
Thức ăn chủ yếu cua trâu là cỏ, rơm rạ, lá mía,...Mùa đông, khi thức ăn khan hiếm trâu ăn rơm rạ phơi khô. Làm thì khỏe mà ăn thì dễ, trông nom cũng đơn giản, hỏi làm sao chúng ko đc người dân yêu quý cơ chứ? Tình cảm của người Ndân đối vs chúng nặng tình nặng nghĩa hơn hẳn các loài vật khác. Trong thơ chúng đc gọi bằng cái tên rất trìu mến "Trâu ơi", lại còn hứa hẹn rất tình cảm:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngon cỏ ngoài đồng tâu ăn.
Là loài động vật nhai lại nên mỗi khi đc ăn chúng đánh chén rất nhiều, kho rỗi rãi chúng nằm nhai lại môt cách ngon lành. Chính vì thế lúc nào nhìn thấy trâu là thấy nhai bỏm bẻm như bà già nhai trầu vậy.
Nuôi trâu rất có lợi, chúng đc nuôi chủ yếu để kéo cầy, một ngày chúng có thể kéo từ ba đến bốn sào ruộng. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa chúng cong là một phương tiện chuyên tở đắc lục. Trâu kéo xe trở những thư vận dụng, trâu kéo gỗ từ trong rừng sâu. Ngoài ra trâu còn là thực phẩm giầu chất dinh dưỡng. Nó cho ta thịt và sữa. Thịt trâu là một đặc sản giàu dạm có hương vị đặc trưng riêng. Sữa trâu còn là một nguyên liệu không thể thiếu đẻ tạo ra nhiều thực phẩm như sữa chua, kem, bánh kẹo. Da, sừng trâu còn đc chế tạo đồ mĩ nghệ, đò dùng...Ngay cả chát thải của nó còn được dùng làm phân bón cho cây trồng. Hẳn chúng ta còn chưa quên hình ảnh của chú trâu vàng trong seagame 22 đã làm bao bạn bè quốc tế ngạc nhiên và yêu quý chú trâu đầy ngộ nghĩnh.
Cũng không thể không nói đến trâu ta còn gắn bó đến yếu tố tâm linh. Người ta nói đến tuổi Sửu như nói đến người có khả năng tự lập, sự chịu thương, chịu khó làm ăn.
Từ xa xưa, người nông dân quanh năm vất vả, 1 nắng 2 sưởng ngoài đồng để làm lên hạt lúa. Thành quả của họ nuôi sống cả xã hội. Trong đó cũng có một phần của chú trâu chậm chạp mà cần mẫn. Ngày nay, nhờ việc cơ khí hóa nông nghiệp, sức kéo của trâu cũng đc đỡ đần, nhưng con trâu vẫn giữ nguyên vai trò là người bạn chiến hữu của người lao động. Và hình ảnh đầm ấm hạnh phúc:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Đó vẫn là một nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hòa thuận, yeu thương của người nông dân.
Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng. Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam. Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng. Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này.
Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã chứ ít ai nhắc đến cây bưởi, một loài cây cũng khá là quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.
Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể cắt và cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi ra lá và hai, ba năm sau nó đã cao to hơn trước rết nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi,…
Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến chục mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống, hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục. Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh, mịn, uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày mâm ngũ quả.
Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua cho quả vào tháng tám âm lịch, tức là mùa Trung thu. Thật vậy, Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm Trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi để ăn, để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi. Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu quả, thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi ta thấy trong lòng thật nhẹ nhõm.
Cây bưởi đúng là một loài cây không thể thiếu đối với cuộc sống của dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng. Nếu thiếu bưởi thì cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào.