Tự đánh giá cuối học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Buddy

Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.
 

Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 1:33

Sử thi "Đăm Săn" là một tác phẩm vô cùng quen thuộc với cộng đồng người Ê-đê nói riêng và người Việt nói chung. Bằng sự sáng tạo tài tình cùng trí tưởng tượng độc đáo, tác giả dân gian đã khắc họa thành công nhân vật Đăm Săn - người anh hùng của cộng đồng tài giỏi, oai dũng. Những phẩm chất tốt đẹp ấy còn thể hiện một cách rõ nét trong đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây".

Sau khi biết tin Hơ Nhị bị bắt đi, Đăm Săn quyết định tìm đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ về. Tại đây, một cuộc giao chiến gay cấn đã diễn ra. Cuối cùng, nhờ sức mạnh cùng bản lĩnh lớn lao, Đăm Săn giành chiến thắng rực rỡ, giết hạ được Mtao Mxây, thu về rất nhiều tôi tớ và của cải. Có thể thấy, các tác giả dân gian thật khéo léo khi khắc họa vị tù trưởng Đăm Săn tài ba thông qua cuộc giao chiến. Từ đây, Đăm Săn hiện lên thật nổi bật với bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết, Đăm Săn là một người có ngoại hình khỏe khoắn, vóc dáng vạm vỡ. Thân thể cường tráng của chàng làm dân làng không khỏi ngưỡng mộ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đục". Nhìn vào thân hình to lớn ấy, người ta còn cảm nhận được phong thái uy dũng, khí phách của người anh hùng "sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre".

Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, Đăm Săn còn mang trong mình những phẩm chất quý giá. Đứng trước thử thách, chàng không hề luồn cúi hay lo sợ. Ở chàng, người ta thấy được sự tự tin, bản lĩnh lớn lao. Ngay khi vừa tới nhà Mtao Mxây, không đợi hắn mở lời, chàng đã đưa ra thách đấu "Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy". Khi thấy Mtao Mxây từ chối, chàng mạnh mẽ khẳng định "Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi,...". Lời lẽ khí phách vừa làm Mtao Mxây lo sợ "Khoan, giếng, khoan!" vừa tô đậm uy quyền của vị tù trưởng. Chàng chỉ nói vài câu mang tính thách đố đã làm Mtao Mxây hoảng hốt mà nghe theo. Đặc biệt, sự uy dũng cùng sức mạnh phi thường ở chàng còn được bộc lộ rõ nét trong cảnh giao chiến. Đối ngược với một Mtao Mxây yếu kém "múa kêu lạch xạch như quả mướp khô", Đăm Săn luôn có những hành động nhanh gọn, dứt khoát, mạnh mẽ "Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô". Từng động tác ở chàng như mang sức mạnh lớn lao "Múa trên cao, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc". Mỗi lần "vung tay nhấc chân", chàng lại thể hiện được vô vàn năng lực. Dù là múa dưới thấp hay trên cao, chàng đều tỏ ra thành thục và dũng mãnh. Cuối cùng, sau khi nhận gợi ý từ ông Trời, Đăm Săn đã nhanh nhẹn dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây, giết chết hắn tại chuồng trâu. Như vậy, qua chi tiết này, ta còn thấy được sự thông minh, nhanh trí ở người anh hùng cộng đồng.

 

Chiến thắng trong cuộc giao chiến, Đăm Săn thu về rất nhiều của cải và tôi tớ của Mtao Mxây. Nhờ bản lĩnh phi thường, khí thế oai dũng, chàng đã để lại dấu ấn sâu đậm cho dân làng. Vì thế, ngay khi Đăm Săn ngỏ lời "Các ngươi có đi với ta không?" thì nhân dân đều đồng lòng một lời "Không đi sao được". Có thể thấy, cộng đồng vô cùng ngưỡng mộ, yêu quý người anh hùng tài giỏi này. Không chỉ vậy, khung cảnh ăn mừng náo nhiệt, vui tươi tại nhà Đăm Săn đã khẳng định sự sung túc, giàu có của chàng. Như vậy, lúc này đây, Đăm Săn thật nổi bật với vị trí người đứng đầu bản làng - vị tù trưởng tài giỏi, uy quyền.

Để có thể khắc họa thành công nhân vật, tác giả dân gian đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, tác giả dân gian đã rất dựng công trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên kết hợp với biện pháp so sánh, phóng đại nhằm miêu tả vẻ đẹp ở Đăm Săn "đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch", "sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy". Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể sử thi và ngôn ngữ của nhân vật cũng góp phần làm nổi bật đặc điểm về tính cách, hành động ở nhân vật. Từ đó, bộc lộ thái độ yêu mến, ngưỡng mộ, ngợi ca đối với Đăm Săn.

Qua đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây", ta lại thêm khâm phục sự sáng tạo tài ba của người xưa trong việc xây dựng nhân vật anh hùng Đăm Săn với các vẻ đẹp, phẩm chất lí tưởng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy những khát khao về người đứng đầu tài giỏi, có bản lĩnh, ý chí phi thường. Đây cũng chính là mong ước chung của con người ở mọi thời đại.

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 6:42

Bài viết tham khảo

Hình tượng người phụ nữ từ xa xưa luôn là một đề tài phổ biến được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để sáng tác. Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà là nhà thơ của phụ nữ Việt Nam xưa kia. Người phụ nữ trong thơ của bà thường hiện lên với số phận bất hạnh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Điều đó ta thấy rõ qua hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình (bài 2) – một người phụ nữ bất hạnh với tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về tình cảnh của người phụ nữ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Khung cảnh “đêm khuya” gợi lên một không gian yên tĩnh, tịch mịch với một người phụ nữ cũng lẻ loi, cô độc trong khung cảnh ấy. Không gian càng yên tĩnh, con người càng trở lên buồn rầu, sâu thẳm. “Tiếng trống canh” kết hợp với động từ “dồn” gợi lên sự trôi đi vội vã của thời gian, sự vật. Người phụ nữ ấy vẫn ngồi đó, “trơ” cái thân phận bất hạnh của mình trước cuộc đời, dòng đời. Không gian rộng lớn, mênh mông càng làm sắc nét hơn nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

Nổi bật trên nền cảnh ấy là nỗi buồn của người phụ nữ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Người phụ nữ ấy uống rượu với mong muốn “mượn rượu giải sầu”. Nhưng càng uống lại càng tỉnh, con người lại càng trở lên buồn bã, cô đơn hơn trước dòng đời vô định. Hình ảnh ẩn “vầng trăng bóng xế” là ẩn dụ cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Trước dòng chảy luân hồi của thời gian, những năm tháng đẹp nhất của người phụ nữ đang trôi đi một cách phũ phàng, vội vã và tuổi già đang cận kề. Ấy vậy mà hạnh phúc của người phụ nữ vẫn chưa được trọn vẹn. Điều đó thể hiện sự tiếc nuối của người phụ nữ trước dòng đời bất hạnh.

Cảnh làm lẽ có mấy ai được vui sướng, hạnh phúc, nhưng học không chịu khuất phục trước số phận mà vùng lên đấu tranh mạnh mẽ thể hiện ở sức phản kháng trong 2 câu thơ tiếp theo:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Sự phẫn uất đã dâng lên đến cực hạn và được chuyển hóa thành sức phản kháng mạnh mẽ. Động từ “xiên ngang” và “đâm toạc” được đảo lên vị trí đầu câu thể hiện một sự phản kháng mãnh liệt, đầy mạnh mẽ của những sự vật vô tri “rêu” và “đá” mà ẩn sâu sau đó là sự phản kháng của người phụ nữ. Họ quá phẫn uất trước tình cảnh tuyệt vọng của mình, họ muốn được sống, được hạnh phúc vì vậy đã vùng lên sức phản kháng đầy mạnh mẽ, dữ dội.

Nhưng số phận vẫn mãi là số phận, dù phản kháng nhưng vẫn không thu được kết quả, họ lại quay về với cảm xúc chán trường của mình:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nhân vật trữ tình đã quá chán ngán trước tình cảnh của mình, mỗi mùa xuân đến cũng là báo hiệu tuổi xuân đang cạn dần. Từ “ngán” thể hiện rõ sự chán ngán, không muốn làm gì nữa của người phụ nữ. Thường thì tình cảm là thứ chẳng thể san sẻ, nhưng trong tình cảnh làm  thiếp, thử hỏi sao thể không san sẻ. Mảnh tình đã nhỏ nay lại san sẻ dường như nay chẳng còn gì. Người phụ nữ ấy vẫn chịu cảnh giường đơn, gối chiếc, cô đơn lẻ loi và đợi chờ trong vô vọng.

Tình cảnh ấy của người phụ nữ thật đáng thương và đáng giận. Đáng thương ở chỗ người phụ nữ tài sắc ấy đáng nhẽ phải được sống một cuộc đời hạnh phúc. Đáng hận ở chỗ thói đời bất công, đẩy người phụ nữ đến tận cùng của sự bất hạnh, khổ đau. Như vậy, qua hình tượng người phụ nữ, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội bất công đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng này.


Các câu hỏi tương tự
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết