Đề 1 : Một số bạn trẻ chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,...mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho các bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Vì thế ta cần gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Đề 2 : Chứng minh rằng : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"
Đề 3 : Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
Đề 4 :"Lá lành đùm lá rách" là đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa tới nay. Hãy giải thích và chứng minh nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ này.
Từ bao đời nay, thiên nhiên luôn gắn bó với loài người. Thiên nhiên chính là những gì gần gũi, quen thuộc xung quanh chúng ta như: cỏ cây, hoa lá, chim muông, khí trời... Thiên nhiên trước hết mang đến cho chúng ta sự sống lẫn sức khỏe. Chúng ta sống phải hít thở, bài trừ chất thải có hại, cây xanh và ánh sáng mặt trời đã tạo ra ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp đó. Nếu không có ôxi, không một ai có thể tồn tại được. Ôxi còn cần cho lửa cháy, sưởi ấm cơ thể. Không khí trong lành và ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp các vitamin, tiêu biểu là vitamin D cho xương phát triển, khỏe mạnh. Sống không có ánh sáng, con người sẽ mệt mỏi, tăm tối, ốm yếu bệnh tật. Trong thiên nhiên, rất nhiều loại dược phẩm sinh trưởng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh như linh chi, nhân sâm, thảo quả... Thời cổ đại, y học chưa phát triển, những loài cây thuốc trong thiên nhiên đã cứu sống bao sinh mạng.
Thiên nhiên đa dạng, phong phú đem đến cho con người sự hiểu biết vô tận về sự sống. Số lượng lớn thực vật và động vật, với hình dạng, đặc điểm, cấu tạo khác nhau đã thúc đẩy sự khám phá tăng thêm vốn hiểu biết cho ocn người. Nhờ có các loài trong tự nhiên, con người mới từng bước lí giải lịch sử hình thành của loài người, biết được tổ tiên của con người. Đồng thời, từ trng thiên nhiên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mới phát hiện ra nhiều sự thật thú vị, bất ngờ về những loài thú, loài cây nguy hiểm để rồi con người hiểu được đặc tính của chúng, biết tìm cách bảo vệ bản thân mình an toàn. Không chỉ vậy, từ ngày nông nghiệp còn lạc hậu, đi sâu vào tự nhiên, người nông dân đã phát hiện ra những điều thú vị, đúng đắn ứng dụng vào phát triển cuộc sống. Điều đó được chứng minh qua kho tàng ca dao tục ngữ từ thời xa kia của cha ông ta: Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt, Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối, Ráng mỡ gà có nhà thì giữ...
Từ những điều bổ ích lí thú đó, thiên nhiên nhẹ nhàng mang đến cho con người niềm vui bất tận. Trong cuộc sống, khi gặp phải những khó khăn, thửi thách mệt mỏi, tìm đến thiên nhiên tươi mát, trong lành, ta sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn. Những ngày nước nhà còn trong vòng nô lệ, Bác bị giam tại Trung Quốc, nhưng thiên nhiên đã bầu bạn với Bác. Nhờ thiên nhiên gần gũi, Bác đã sáng tác lên tập thơ nổi tiếng “Nhật kí trong tù” đầy lạc quan và tin tưởng vào tương lai thắng lợi. Bầu trời trong xanh và gió mát sẽ đem đến cho con người ta những khoảnh khắc yên bình.
Thiên nhiên thực sự quan trọng với sự sống, vậy nên chúng ta cần gần gũi và yêu mến thiên nhiên hơn. Thay vì vùi mình ở nhà với máy tính, truyền hình...hãy cùng nhau tổ chức dã ngoại để đến với thiên nhiên và cảm nhận sự thoải mái nó mang lại. Mỗi buổi sáng thức dậy, đùng quên hít thở khí trời trong lành. Và quan trọng nhất, hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên đang dần bị tàn phá bởi những mục đích ích kỉ. Ngăn chặn hành động phá rừng, buôn bán và sử dụng các loài động vật quý hiếm, để thiên nhiên tươi đẹp.
Cuộc sống hôm nay là cuộc sống của tất cả chúng ta. Thiên nhiên là người bạn quý giá trong cuộc sống ấy. Vì Trái Đất mãi một màu xanh và cuộc sống của nhân loại, hãy yêu mến, gần gũi và bảo vệ thiên nhiên.
Tick cho mk nhé 😝
Đề 2:
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báo. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Chúng ta đi làm rõ nhận định trên:
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Từ một đất nước nghèo nàng lạc hậu và dần dần trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lịch vật để cùng sánh vai với khác cường quốc năm châu.
Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước chảy qua bao nhiêu cuộc kháng chiến ông cha và bao lớp người đi trước đã hi sinh ko biết bao nhiêu xương máu để giữ vững hoà bình cho dân tộc. Từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu vs giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và bik bao nhiêu thế lực của địch đg trong phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng chiến tranh.
Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu, chiến thắng bọn xâm lược.
Trong lịch sử phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm. Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỉ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn,chính vì tinh thân đoàn kết chung sức vì một lòng với tổ quốc thân yêu đã giữ vững nên độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Trong giai đoạn hiện nay thì tinh thần yêu nước ấy vẫn đc giữ vững vừa là bảo vệ vừa là xây dựng đất nước
Tick cho mk nhé 😛
Đề 3: Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.
Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.
Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.
Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.
Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện, Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!
Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao"
Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.
Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.
Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.
Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.
Tick cho mk nhé 🤗
Đề 4: Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Tick cho mk nhé 💩
Tham khảo:
Đề 1:
Trong cuộc sống hiện dại ngay nay có rất nhiều trò giải trí đầy cám dỗ: trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... Chúng khiến ta quên đi một người hạn vô cùng thân thiện, đáng quý, đó là thiên nhiên. Nhiều người không hiểu rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiếu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Thiên nhiên không phải những gì xa lạ, nó bao gồm những điều kiện tự nhiên vây quanh chúng ta: khí trời, nước, gió, cây xanh, chim chóc, đất đai, .Thiên nhiên mang lại cho ta sự sống và sức khỏe. Không khí là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con người tồn tại. Trong không khí có khí oxi rất cần thiết cho máu nuôi cơ thể, cho lửa cháy nấu chín thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể. Không khí càng giàu oxi thì càng trong lành, càng giúp con người khỏe mạnh. Nhưng nếu con người sử dụng quá nhiều oxi và thải ra nhiều chất độc hại thì nhân tố nào sẽ giúp tái tạo lại ôxi? Xin thưa, đó cũng là một người bạn thiên nhiên của chúng ta: cây xanh. Đúng vậy, trong lá cây có chất diệp lục giúp biến đổi khí cacbonic, khí độc hại do các hoạt động sống của con người thải ra, thành khí ôxi tiếp tục giúp con người duy trì sự sống.
Chẳng nhưng thế, trong thiên nhiên còn chứa đựng vô vàn loại thực phẩm, dược phẩm có thể nuôi sống và chữa bệnh cho con người nữa. Ta có thể kể đến các loại rau rừng, măng, linh chi, đinh hương, thảo quả...
Thiên nhiên còn mang đến cho con người những hiểu biết vô tận về sự sống. Nhờ thiên nhiên, ta hiểu rõ đời sống của các loài cây cối trong rừng: cây lá rộng, cây lá kim, cây hạt kín, cây hạt trần, cây thân cỏ, cây thân gỗ, cây rễ chùm, cây rễ trụ,... Chao ôi! Chỉ riêng đời sống thực vặt thôi đã phong phú, đa dạng lắm rồi! Lại còn đời sống của các loài động vật. Có thể phân chia, tìm hiểu theo bao nhiêu loại: động vật trên cạn, động vật dưới nước, động vật lưỡng cư, động vật thân mềm, động vật có xương sống, động vật bò sát, động vật có vú,... Không chỉ vậy, đi sâu vào tự nhiên, ta còn nắm vững được nhiều quy luật tự nhiên thú vị góp phần phục vụ đời sống. Điều đó đã được ông cha ta chứng minh qua kho tàng tục ngữ phong phú: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt,... có bao nguồn tri thức mà thiên nhiên đang vẫy gọi ta khám phá.
Từ những điều bổ ích, lí thú như trên mà thiên nhiên mang đến cho con người những niềm vui bất tận. Đó là niềm vui được hiểu biết, được khám phá về thế giới quanh mình, niềm vui được sẻ chia trong cuộc sống.
Với những lợi ích to lớn mà thiên nhiên mang lại, con người cần biết gần gũi và yêu mến thiên nhiên. Chúng ta có thể tổ chức những chuyến dã ngoại ra ngoại ô, đến với núi rừng, biển cả. Chúng ta có thể dậy sớm tập thể dục để tận hưởng khí trời thanh mát. Chúng ta có thể tìm hiểu về thiên nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng... Và quan trọng nhất là có những biện pháp để gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên. Điều đó xuất phát từ thực tế là thiên nhiên đang bị phá hoại nặng nề: không khí, nguồn nước bị ô nhiễm; rừng bị tàn phá; động vật rừng bị tuyệt chủng,...
Vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo vệ gìn giữ thiên nhiên tươi đẹp bằng những hành động cụ thể: không vứt rác bừa bải, không bắn hại chim chóc, không bẻ cành hái hoa nơi công cộng, đồng thời trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm nước, phân loại rác,...
Thiên nhiên quả là người bạn thân thiết với con người đặc biệt là đối với tuổi thơ. Bởi vậy, người học sinh cần biết cách gần gũi và yêu mến thiên nhiên hơn nữa.
Đề 2:
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
Tham khảo:
Đề 3:
Dân gian ta có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà "đen" được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao "rạng" lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành "tù binh" của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái "bán hoa", một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là "ngựa quen đường cũ", lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần "đèn" mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Đề 4:
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
Lá lành đùm lá rách
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.