Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Người Thích Nghịch

ĐỀ 1: Hãy giải thích, chứng minh câu tục ngữ

"Một cây làm chảng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

ĐỀ 2:như trên

Tiien học lễ, hậu học văn

Linh Phương
9 tháng 5 2017 lúc 15:23

Đề 1: ( ở hoc24 có nhiều rồi nhé bạn )

Đề 2:

MB: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Tiên học lễ, hậu học văn.
TB:
Ý 1: Giải thích thế nào là Tiên học lễ, hậu học văn cần qua 2 bước:
_ Giải thích các từ ngữ, khái niệm khó:
+Tiên: trước
+ hậu: sau
+ lễ: lễ nghĩa, nghi lễ, cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, tức là những điều cơ bản trong nhân cách làm người.
+ văn: tức là văn hóa, là kiến thức
_ Giải thích nghĩa cả câu:
+Thông qua câu thành ngữ, cổ nhân xưa muốn đề cao nhân cách làm người, nói với tất cả mọi người rằng cần phải coi trọng nhân cách, cách đối nhân xử thế. Nhân cách còn cao hơn cả văn hóa.
+ Đồng thời, câu thành ngữ cũng muốn nói với những người làm nghề giáo viên rằng: dạy học sinh không chỉ dạy văn hóa, kiến thức mà còn dạy cả cách làm người sao cho phải lẽ. Trước khi dạy kiến thức phải rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Ý 2: Đưa ra dẫn chứng chứng minh cụ thể
(có rất nhiều dẫn chứng nhưng ở đây tớ chỉ đưa ra 1 cái để bạn tham khảo)
Học từ tiểu học lên đến THPT, ta đều thấy có một môn học dành cho việc giáo dục nhân cách làm người. Ở tiểu học là môn Đạo đức, ở THCS và THPT là môn GDCD. Ở chương trình học đó, ta có thể thấy ngành giáo dục coi trọng việc giáo dục nhân cách như thế nào.
Ý 3: So sánh, đối chiếu, pt để chỉ ra mặt đúng, mặt sai
_ Tư tưởng Tiên học lễ - Hậu học văn là một tư tưởng đúng đắn.
_ Lí giải vì sao đúng?
+ Bởi vì con người hoàn hảo là con người phải vừa có nhân cách vừa có văn hóa, kiến thức. Điều trước tiên và cũng là điều căn bản của việc làm người là hình thành nhân cách sống tốt. Có nhân cách sống trong sạch mới được mọi người kính nể, tôn trọng, nghe theo. Có kiến thức mới làm mọi người kính phục. Vì vậy trước hết là phải học lế, sau đó mới học văn.
+ Hơn nữa, nhân cách là điều mà ông cha ta từ xưa tới nay rất coi trọng. Vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta, HCM đã có câu nói rất sâu sắc răng: Người có đức mà không có tài là người vô dụng. Nguòwi có tài mà không có đức là người bỏ đi.
_ Phê phán những biểu hiện trái ngược, đi ngược lại đạo lí đúng đắn đó.
KB: Khẳng định lại ý nghĩa của tư tưởng đạo lí và rút ra bài học cho bản thân

Bùi Thị Thùy Linh
9 tháng 5 2017 lúc 15:21

Định nghĩa:

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội… Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao.

Chứng minh:

Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

Bùi Thị Thùy Linh
9 tháng 5 2017 lúc 15:24

Giải thích:

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.


Các câu hỏi tương tự
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Linh Oracles
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
Thư _
Xem chi tiết
rtte
Xem chi tiết