- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.
- Nhà Nguyễn có sự tích cực trong sự chuẩn bị đánh giặc: chủ động phòng thủ Đà Nẵng, xây Đại đồn Chí Hòa, phòng thủ Hà Nội...
- Tuy nhiên, kế hoạch đánh giặc của nhà Nguyễn cực kỳ thụ động: Không chủ động phản đông đánh giặc: trận Đà Nẵng, trận Sài Gòn, các thời điểm chiến sự ở Bắc Kỳ.
- Các kế hoạch của nhà Nguyễn đều là các kế hoạch, chính sách sai lầm:
+ Chủ trương dùng thương thuyết để mong kết thúc kết thúc chiến tránh.
+ Dùng tư tưởng cầu hòa để mong bảo vệ vương triều.
- Những kế hoạch của nhà Nguyễn làm cho nhà Nguyễn càng ngày càng bị động, nhu nhược, mất dần trách nhiệm.
- Thậm chí, chủ trương ngăn cản nhân dân chống giặc, đàn án nhân dân còn làm nhà Nguyễn trở nên phản động, đi ngược lại trách nhiệm của vương triều với đất nước.