Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dang Vo Minh Long

Đánh giá về cuộc khủng hoảng kính tế từ năm 1927-1933

lương thanh tâm
21 tháng 12 2018 lúc 22:03

Đánh giá : đối với Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề:

*Kinh tế:

- Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

*Xã hội:

- Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ: nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh,...

- Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực.

- Pháp ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng vừa bùng nổ.

Đánh giá đối với thế giới của cuộc khủng hoảng kinh tế 1927- 1933:

- Về kinh tế:

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

- Về quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.




Các câu hỏi tương tự
Phat Nguyen
Xem chi tiết
Huy123
Xem chi tiết
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Đại Hoàng Đình
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Phạm Thị Linh
Xem chi tiết