Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định “Đoàn kết – Giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta”
Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của một bác sĩ nhãn khoa, nhưng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình một cách không cần thiết. Thị lực thông thường của con người có thể mắc chứng cận thị hoặc viễn thị. Đây cũng là hai chứng bệnh mà thị lực tinh thần có thể mắc phải.
Những người có cái nhìn thiển cận sẽ không trông thấy các mục tiêu hay tiềm năng ở xa. Anh ta chỉ chú ý đến những vấn đề trước mắt và hoàn toàn mù mờ về những cơ hội phía trước mà nếu chỉ cần suy nghĩ và lập kế hoạch, rất có thể chúng sẽ thuộc về anh ta. Bạn cũng sẽ bị xem là có cái nhìn thiển cận nếu không lập kế hoạch, đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng cho tương lai.
Ngược lại, những người nhìn quá xa sẽ không thấy các tiềm năng ở ngay trước mắt. Anh ta sẽ không hề nhận ra những cơ hội hiện có. Anh ta chỉ nhìn thấy thế giới mộng mơ của tương lai, không mấy liên quan đến hiện tại. Anh ta muốn khởi đầu ngay từ đỉnh cao, thay vì tiến đến đó từng bước một. Hơn nữa, anh ta không nhận ra rằng việc bắt đầu từ đỉnh cao như vậy là anh ta đang tự đưa mình vào thế khó khăn.”
(“Học để thấy”, Tư duy tích cực tạo thành công, Napoleon Hill)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “thị lực tinh thần” và thị lực thông thường của con người có những điểm giống nhau như thế nào?
Câu 3: Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa người mắc chứng cận thị và viễn thị về tinh thần?
Câu 4: Theo anh/chị, việc tác giả chỉ ra những khiếm khuyết trong thị lực tinh thần của con người có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Làm thế nào để chữa trị những chứng bệnh “thị lực tinh thần”?
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
( Cô giáo Chu Ngọc Thanh )
Cho em hỏi ý nghĩa của 2 câu thơ :
“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên”
Em cảm ơn nhiều ạ
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu , hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ anh chị về vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ
Đọc đoạn văn bản sao là làm theo yêu cầu:
Một người có thể sai hoàn toàn nhưng thường thì không bao giờ chấp nhận mình sai. Vì vậy, chúng ta đừng nên kết án họ bởi điều đó không có tác dụng! Thay vào đó, chúng ta có thể tìm cách hiểu họ. Chỉ những con người phi thường, khôn ngoan và bao dung mới có thể đi theo con đường này.
Luôn có nguyên do khiến người ta hành động và suy nghĩ như cách mà họ đang sống. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa chi phối suy nghĩ, hành động và tính cách của người ấy.
Hãy thành thực tự đặt mình vào hoàn cảnh của người ấy. Nếu bạn tự nhủ lòng rằng: “Mình sẽ cảm thấy như thế nào, sẽ phản ứng thế nào nếu ở vào hoàn cảnh của người ấy lúc đó ?”, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh được sự bực mình, bởi vì một khi đã hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ không còn thắc mắc gì về kết quả. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sức mạnh và sự khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề đó.
Kenneth M. Goode viết trong quyển Cách biến Người thành Vàng (How to Turn People Into Gold) như sau:
“Hãy dừng lại một phút mà suy ngẫm xem bạn quan tâm sâu sắc đến việc của mình và thờ ơ với mọi sự trên thế gian như thế nào. Lúc đó bạn sẽ hiểu ra rằng mọi người cũng đều như thế! Như vậy là bạn đã nắm được nền tảng duy nhất chắc chắn cho những mối quan hệ xã hội, rằng muốn thành công phải hiểu được quan điểm của người khác.”
[...] "Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc"
Câu 1 : Theo đoạn văn trên, tại sao ta cần phải đặt mình vào vị trị của người khác.? Điều này có tác dụng gì.?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói của Kenneth M. Goode viết trong quyển Cách biến Người thành Vàng (How to Turn People Into Gold).?
Câu 3: Em hãy rút ra bài học đắt giá nhất và thông điệp của đoạn văn bản trên.
Câu 4: Em hãy đưa ra suy nghĩ và ý kiến của mình về lời khuyên của tác giả: "Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc".
Điều gì khiến em thấy ấn tượng nhất qua tin tức thời sự trong nước về dịch cúm covid. Viết một thành một đoạn văn ( 10-15 dòng)
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
(Trích từ cuốn “Học vấp ngã để từng bước thành công” – John C.Maxwell)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill lại cho rằng: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”?
Câu 3(1,0 điểm) . Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa”? Vì sao?
Câu 4(1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, tác giả muốn khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại trong cuộc sống?
giúp với ạ.mình cần gấp.