I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29)
1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả
đó.
2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong bốn dòng thơ
đầu.
3. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở
những câu thơ nào trong văn bản?
II. Bài 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.30)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ ôm, riết, say, thâu và các tính từ
chếnh choáng, đã đầy, no nê trong văn bản.
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống của
Xuân Diệu được thể hiện trong văn bản.
Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp được thể hiện trong các câu thơ sau: Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Mong mọi người giúp e ạ
Vội vàng (Xuân Diệu)
2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gian
Câu hỏi:
1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?
2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?
3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?
4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.
3. Đoạn 3: Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt
Câu hỏi:
1.Tại sao nhân vật trữ tình lại có thái độ sống vội vàng, cuống quýt?
2.Cụm từ “ta muốn ôm” được đặt chính giữa dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện cái tôi cá nhân? Việc chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” có ý nghĩa như thế nào?
3.Tìm những động từ mạnh được sử dụng trong đoạn thơ? Nhận xét về việc sắp xếp các động từ mạnh đó? Phân tích ý nghĩa của sự sắp xếp đó?
4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các dạng thức điệp được sử dụng trong đoạn thơ thứ 3?
5.Xưa nay khi miêu tả mùa xuân, các nhà thơ thường dung từ “xuân xanh”, nhưng trong bài thơ này tác giả Xuân Diệu lại diễn đạt là “xuân hồng”. Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của việc dùng từ “xuân hồng”?
6.Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ thứ 3.
TỔNG KẾT:
1.Chỉ ra cái mới trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?
2.Bài thơ “Vội vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với thơ ca đương thời? Có ý nghĩa như thế nào đối với độc giả xưa và nay? Vì sao anh/chị lại khẳng định như vậy?
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm.
Giúp mk vs nha! Thank nhiều <3<3<3
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.
Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".
Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.
(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: "Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về.” (0,75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận”. (0,75 điểm)
Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên “ta hãy trẻ lòng" ở trong văn bản.
(Trình bày bằng một đoạn văn 5-8 dòng) (1,0 điểm)
Khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn thơ cuối bài " Vội vàng" - Xuân Diệu ( khoảng 7 câu)
Phân tích 2 câu thơ đầu khổ 2: "Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
bài " Đây thôn Vĩ Dạ " - Hàn Mặc Tử
Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân.
Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn muốn chịu đựng và tất cả những điều tôi khát khao được.
Hãy nghĩ tới những di sản được lưu truyền hậu thế của những con người đã nâng cao các chuẩn mực của mình và hành động đúng theo những gì đã hoạch định với lòng quyết tâm và không một chút khoan nhượng. Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân. Nguồn lực tồn tại trong họ cũng chính là sức mạnh hiện hữu bên trong bạn nếu bạn can đảm đánh thức nó. Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân.
(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Điều gì đã làm thay đổi cuộc sống của tác giả nhiều năm trước? (0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân.” ( 1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân” hay không? Vì sao? (2,0 điểm)
Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để nâng tầm bản thân. (2,0 điểm)
khái quát về tác giả, tác phẩm và khổ thơ đầu bài " Đây thôn Vĩ Dạ"- Hàn Mặc Tử ( khoảng 5 câu)