* Khoang miệng được cấu tạo để phù hợp với chức năng cắn, xé, nhai, nghiền, đảo trộn:
- Răng: được phân hóa thành 3 loại để phù hợp với chức năng của nó:
+ Răng cửa: cắn và xé thức ăn.
+ Răng nanh: xé thức ăn.
+ Răng hàm: nhai, nghiền nát thức ăn.
- Lưỡi: được cấu tạo hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.
- Má, môi: tham gia vai trò giữ thức ăn trong miệng.
- Các tuyến nước bọt nằm dưới lưỡi: tiết nhiều nước bọt khi ăn để thấm đều lên hết thức ăn (đặc biệt là thức ăn thô). Trong nước bọt có nhiều enzim amilaza tham gia biến đổi, tiêu hóa tinh bột chín thành đường đôi.
Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho tui nha ☺
Tiêu hóa ở khoang miệng
Cấu tạo khoang miệng (hình 25-1)
- Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:
+ Tiết nước bọt
+ Nhai
+ Đảo trộn thức ăn
+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt
+ Tạo viên thức ăn
+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo