Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
long bao

Đặc điểm thơ trung đại Việt Nam

vũ tiến đạt
24 tháng 10 2017 lúc 21:23

1. Nội dung:

Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình và những sánh tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp công chúng ấy, bên cạnh đó văn học thời kì này còn chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự.
Khi vận mệnh đất nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước và văn học trung đại luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước. Cảm hưng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân như là một tất yếu trong lịch sử xã hội phong kiến, bởi xã hội phong kiến quan niệm nước là vua, vua là nước. Do đó văn học có một quan niệm: yêu nước là phải trung với vua và trung với vua là phải yêu nước (trung quân ái quốc). Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất nước có giặc ngoại xâm (căm thù giặc ngoại xâm, xót xa trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha.
Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam: thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách; tư tưởng của phật giáo: từ bi bác ái, yêu thương con người rộng rãi; và tư tưởng của nho giáo: cái nhân cái nghĩa. ĐIều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn. Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa.
Các tác phẩm trong giai đoạn văn học này cũng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam rất yêu thiên nhiên, yêu đời sống vui vẻ, lạc quan, có nghị lực và sức mạnh vượt qua thử thách:

"Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"

Người Việt Nam còn có ý thức không vượt ngưỡng. Họ yêu say đắm, mãnh liệt nhưng không đến mức phải chết cho ái tình, yêu đến chết chỉ là sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây. Và đặc biệt họ thích cái đẹp tinh tế, xinh xắn nhỏ nhắn mà biểu hiện là người Việt không hề có những tác phẩm hoành tráng như Ramayana của Ấn Độ, Chiến tranh và hòa bình của Nga...

CHÚC BN HK TỐT


Các câu hỏi tương tự
ngô thanh thanh tú
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Triệu Phương Anh
Xem chi tiết
Vu DUc huy
Xem chi tiết
Anh Chau
Xem chi tiết
V
Xem chi tiết
๖ۣۜFriendͥZoͣnͫeツ~~Team...
Xem chi tiết
Phạm Bảo Mi
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
Xem chi tiết